Các cuộc thi trá hình đang hoành hành trong trường học

Theo dõi VGT trên

Những đ.ứa t.rẻ non nớt, ngây thơ chưa kịp học được gì để nâng cao kiến thức cho mình lại trở thành nạn nhân trong vòng xoáy thành tích của nhà trường, thầy cô.

Học sinh các trường học hiện nay đang bội thực với nhiều cuộc thi kiến thức trên mạng.

Những đ.ứa t.rẻ non nớt, ngây thơ chưa kịp học được gì để nâng cao kiến thức cho mình lại trở thành nạn nhân trong vòng xoáy thành tích mà chính nhà trường, chính thầy cô là những thủ phạm dẫn dắt các em.

Sau áp lực của mỗi cuộc thi chưa vội mừng vì những tuyên bố chấm dứt, tạm ngưng lại bắt đầu đón chào một cuộc thi khác với tên gọi khác nhưng xét về tính chất, cách thức thi, cách tổ chức và mục đích đằng sau của mỗi cuộc thi ấy vẫn hoàn toàn giống nhau.

Các cuộc thi trá hình đang hoành hành trong trường học - Hình 1

Học sinh phải tham gia nhiều cuộc thi trên mạng. (Ảnh minh họa trên ictnews/Báo điện tử Infonet)

Cuộc thi ViOlympic Toán, Anh văn, Vật lý của hai cấp Tiểu học và Trung học cơ sở

Khi lần đầu tiên xuất hiện kì thi ViOlympic Toán, Anh văn, Vật lý trên mạng đã thu hút được sự tham gia của đông đảo học sinh các trường Tiểu học và Trung học cơ sở trong cả nước.

Theo ông Nguyễn Xuân Thành Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Việc học trò có những sân chơi trí tuệ như ViOlympic là một trong rất nhiều thay đổi của giáo dục Việt Nam theo hướng tiếp cận năng lực người học, giảm áp lực bài vở cho học sinh.

Với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, giờ đây học sinh không chỉ gói gọn việc học, làm bài trên sách vở.

Thông qua các thiết bị di động cả gia đình có thể cùng chia sẻ kiến thức và giúp mọi người gắn bó tình cảm”.[1]

Thế nhưng trong thực tế hoàn toàn không được lạc quan như thế.

Giáo viên trên trường đôi khi bỏ tiết, bỏ giờ ở lớp để chăm lo cho một số học sinh trong đội tuyển thì phụ huynh ở nhà cũng chẳng thể rảnh rang.

Một phụ huynh cho biết: “Đêm nào hai mẹ con “ôm” máy tính suốt buổi tối để luyện các vòng ViOlympic.

Mỗi vòng phải làm đi làm lại nhiều lần trên nhiều nick khác nhau để đi thi đạt được kết quả tốt nhất”. [2]

Có nhiều phụ huynh không thể kèm con nên đành đưa các em vào lò luyện.

Những đ.ứa t.rẻ sau một ngày học miệt mài trên trường lại cắm cúi học ở lò luyện đến tận đêm khuya.

Có em đã luyện hàng chục cái nick nên nick đầu tiên có thể mất hàng tiếng mới xong thì sau vài chục lần làm đi làm lại có khi chỉ mất từ 5-10 phút là hoàn thành.

Dư luận bắt đầu phản ứng những khuất tất, những áp lực xung quanh cuộc thi.

Ông Thành cũng cho biết, trong năm học 2017-2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tạm dừng tổ chức các cuộc thi giải Toán, Tiếng Anh qua mạng để tiếp tục rà soát kỹ lưỡng.

Video đang HOT

“Các cuộc thi kiến thức như giải toán, tiếng Anh qua mạng những năm qua đã đáp ứng được yêu cầu tăng cường vận dụng kiến thức được học từ các môn trong nhà trường.

Tuy nhiên, do đã được tổ chức khá nhiều năm nên cũng cần rà soát lại cả về nội dung lẫn phương thức tổ chức để đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu đổi mới”.

Phải chăng giảm cuộc thi này thay thế bằng một cuộc thi khác?

Mới có thông tin tạm dừng các cuộc thi Toán, tiếng Anh trên mạng chưa kịp mừng lại đón nhận thông tin “Tiếp tục tổ chức cuộc thi Chinh phục vũ môn”.

Trao đổi với phóng viên Báo T.iền Phong, anh Nguyễn Phú Trường, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội Trung ương cho biết, Ban tổ chức cuộc thi cảm ơn các phụ huynh, học sinh đã có những góp ý, phản ánh kịp thời.

Đây cũng là dịp để Ban tổ chức nhìn nhận lại cách thức tổ chức đúng với tinh thần mà Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Ban Chỉ đạo đề ra từ khi triển khai năm thứ I.

“Sau khi tạm dừng cuộc thi, Ban tổ chức đã thành lập đoàn kiểm tra, rà soát nghiên cứu các ý kiến góp ý, nghiêm túc tiếp thu những đóng góp tích cực từ các em học sinh, phụ huynh, chuyên gia giáo dục và các thầy cô giáo.

Qua đó, có những điều chỉnh như sửa đổi giao diện, bổ sung nội dung, làm phong phú thêm hệ thống câu hỏi đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh”, anh Trường nói.[3]

Trước đó, ngày 8/12, một phụ huynh ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã gửi “tâm thư” tới Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, bày tỏ lo ngại về cuộc thi trực tuyến Chinh phục vũ môn đang tổ chức cho học sinh tham gia.

Trong thư phụ huynh cho biết, con mình học lớp 5 đã chơi game dành cho học sinh cấp 2. Đặc biệt, game này còn yêu cầu nạp t.iền bằng thẻ cào.

“Học sinh tiểu học với thể chất và trí tuệ còn rất non nớt mà sớm bị cài đặt game online vào trí não (có chiến thuật, có tranh đua, có thu phí) thì sẽ có nhiều tác hại về lâu về dài”, phụ huynh này nói và bày tỏ mong muốn Bộ Giáo dục “kịp thời chấn chỉnh để tôi có thể yên tâm khi gửi con đến trường”.[4]

Cuộc thi Chinh phục vũ môn với hình thức game trực tuyến được Bộ Giáo dục và Đào tạo đ.ánh giá “gây ra sự lo ngại làm ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của học sinh”.

Cùng với đó là cuộc thi “Trạng Nguyên Tiếng Việt”.

Để học sinh tham gia thi và có đủ kiến thức “đem chuông đi đ.ánh xứ người”, nhiều trường học đã thành lập đội tuyển luyện như luyện “gà nòi” từ việc luyện viết, ôn luyện các kiến thức tổng hợp ở các môn học gây không ít áp lực cho học sinh.

Học đã khổ khi đi thi càng vất vả, cực nhọc không kém.

Hình thức thi của Trạng Nguyên Tiếng Việt được tổ chức như kiểu thi Đình ngày xưa.

Học sinh nhiều trường còn trang bị cả áo mũ, cân đai gây không ít sự tốn kém.

Đằng sau những vầng hào quang lấp lánh

Nếu như những năm đầu tiên, các trường học đăng kí cho học sinh tham dự các cuộc thi cũng chỉ xem đây như một sân chơi tri thức để giúp những học sinh giỏi được tiếp cận với những dạng toán hay, những bài toán khó, những mẫu câu điển hình, những từ ngữ tiếng Việt phong phú…

Từ đó, sẽ góp phần nâng cao trình độ cho những học sinh có năng khiếu.

Thì những năm sau đó, nhiều trường học bắt đầu cạnh tranh nhau danh tiếng, trường nào cũng muốn học sinh tham dự đông để đạt kết quả nhiều nhằm báo cáo thành tích, phô trương danh hiệu.

Để đạt được điều này, ban giám hiệu các trường đã đưa vào tiêu chí thi đua phải có nhiều học sinh đạt giải trong các cuộc thi kiến thức.

Thế là các lớp ra sức vét học sinh đưa vào đội tuyển.

Do năng lực nhiều em có hạn nên cả thầy và trò đều phải nỗ lực hết mình không loại trừ cả việc phải dùng đến những “thủ thuật”, bí quyết…

Đáp ứng nhu cầu ôn luyện của học sinh, nhiều trung tâm ôn luyện toán ViOlympic ra đời.

Học sinh bắt đầu miệt mài với các buổi học thêm, các buổi ôn luyện mà quên đi việc học kiến thức ở trường.

Có lẽ cực nhất phải kể đến thời gian gần ngày thi, cả thầy và trò cùng tăng tốc.

Các em đến trường được miễn luôn việc học chỉ xuống phòng máy luyện thi.

Nhưng toán khó buộc phải có thầy cô bên cạnh nên thầy cô cũng được quyền bỏ lớp để đi.

Mục tiêu cần phải đạt là có giải mang về nên thầy và trò vô cùng áp lực.

Sân chơi tri thức đã bị biến tướng, tạo áp lực không cần thiết cho học sinh, bị lệch hướng thành một nơi tìm kiếm các giải cấp huyện, thị, tỉnh, và quốc gia để phục vụ việc xét tuyển vào trường chuyên, lớp chọn thực tế đang diễn ra.

Không ít thầy cô nôn nóng học sinh có giải nên lợi dụng sơ hở trong việc tổ chức thi của ban tổ chức cuộc thi ViOlympic.

Không ít trường tìm cách gian lận đề thi bằng cách tải đề thi xuống để ôn luyện trước cho các em.

Nhiều em trúng tủ vào làm một đề chỉ khoảng dăm phút. Giai đoạn này nhiều trường loạn ViOlympic.

Mục tiêu của cuộc thi trên mạng như công bố của Ban Tổ chức là nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học tại các trường phổ thông, tạo sân chơi trực tuyến để các em có điều kiện giao lưu học hỏi đã không đạt được.

Cuộc thi đang diễn biến theo chiều hướng tiêu cực bởi sức ép quá nặng về thành tích.

Cần chấm dứt những cuộc thi kiểu này

Các cuộc thi đã đ.ánh mất đi ý nghĩa thật sự mà thay vào đó là những ganh đua vì áp lực thành tích.

Trước thực trạng ấy, có phụ huynh đã thốt lên “Hãy để con cái chúng tôi toàn tâm toàn trí học kiến thức từ những giáo viên đào tạo bài bản, những nhà giáo dục uyên bác trong môi trường học đường lành mạnh.

Đừng vì việc kiếm được nguồn lợi khai thác qua cuộc thi trực tuyến mà làm biến những đ.ứa t.rẻ lao vào guồng máy ganh đua”.

Qua thực tế cho thấy, học sinh chẳng học được nhiều kiến thức trong mỗi cuộc thi như thế này nếu không muốn nói các em lại lây nhiễm căn bệnh thành tích từ chính các thầy cô giáo.

Bởi thế, giải pháp tối ưu nhất lúc này là Bộ Giáo dục cần hủy bỏ các cuộc thi như thế trong trường học.

Nghiêm cấm các trường lấy kết quả của những cuộc thi này xét thi đua giáo viên và xét vào trường điểm cho học sinh.

Có như thế, phong trào đ.ánh bóng tên t.uổi của nhiều trường học mới mong chấm dứt.

Theo GDVN

Thi giải toán trên mạng biến tướng vì sức ép thành tích

Kỳ thi giải toán trên mạng ViOlympic 2016 đang ở vòng cấp trường và gây ra tranh cãi trên mạng xã hội.

Mục tiêu của cuộc thi ViOlympic như công bố của ban tổ chức là nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học tại các trường phổ thông, tạo sân chơi trực tuyến môn Toán, Vật lý cho học sinh cấp tiểu học và THCS.

Đây cũng là môi trường thân thiện để học sinh tích cực giao lưu, học tập. Tuy nhiên, thực tế cuộc thi đang diễn biến theo nhiều chiều hướng, trong đó bao gồm cả ảnh hưởng tiêu cực trước sức ép thành tích.

Thi giải toán trên mạng biến tướng vì sức ép thành tích - Hình 1

Các cuộc thi qua mạng vô hình trung biến thành cuộc đua thành tích. Ảnh: An Ninh Thủ Đô.

Cuộc đua 'việt dã'

Trước khi vào vòng thi cấp trường, từ ngày 19 đến 23/12, học sinh tham gia cuộc thi ViOlympic 2016 phải vượt qua 9 vòng thi. Thay vì làm lần lượt từng vòng mỗi tuần theo chương trình thực học cho mỗi lớp, nhiều học sinh chỉ tập trung làm trong vài ngày để vượt qua điều kiện được tham dự vòng thi cấp trường.

Phụ huynh học sinh trường Tiểu học Kim Đồng (Hà Nội) cho biết cả tuần nay, hai mẹ con "ôm" máy tính suốt buổi tối để luyện các vòng ViOlympic. Vấn đề là nếu chỉ thi mỗi vòng một lần thì cũng không thành vấn đề nhưng để đạt thành tích tốt nhất, học sinh được giáo viên hướng dẫn lập nhiều tài khoản nhất có thể để thi được nhiều lần như một cách luyện thi.

Tâm sự của một phụ huynh được đăng tải trên mạng về cuộc thi này khiến các bậc phụ huynh và nhà giáo dục đều giật mình. "Một đ.ứa t.rẻ bình thường mất từ 30 - 50 phút cho 8 vòng thi ở lần làm bài đầu tiên, nhưng sau vài chục lần làm đi làm lại thì chỉ hoàn thành trong 10 phút. Đó có phải trí tuệ và sự sáng tạo?

Hoàn toàn không, đó là thành tích, kiểu thuần Việt. Nó không khác mấy trò chơi điện tử, càng chơi càng thành thục, càng thành thục càng nhanh. Vậy người lớn chúng ta cần gì từ việc đó?", phụ huynh này đặt vấn đề.

Ngay cả giáo viên cũng thừa nhận trong thời điểm chuẩn bị thi học kỳ I, học sinh phải luyện đủ 10 vòng Toán, 6 vòng Vật Lý, 6 vòng Toán tiếng Anh để kịp thi cấp trường. Nếu chỉ thi theo kiểu tự nguyện thì không sao nhưng với nhiều trường, kỳ thi này được coi như một cách để đ.ánh giá chất lượng, phong trào dạy và học của cô trò. Điều này khiến cả học sinh, giáo viên, phụ huynh đều bị cuốn vào cuộc thi với tâm lý khá nặng nề.

Kết quả cao 'không tưởng'

Theo đ.ánh giá của một chuyên gia giáo dục am hiểu về các cuộc thi trên mạng, việc học sinh luyện đến mức làm 30 bài toán trong vòng 5 - 10 phút là không tưởng. Theo chuyên gia này, nếu một vòng thi thiết kế 30 bài toán trong vòng 60 phút thì việc học sinh làm trong vòng 5 - 10 phút chỉ có thể lý giải nguyên nhân là phần mềm cuộc thi đã bị "hack".

Còn nếu như học sinh luyện đến mức chỉ bấm máy một cách thành thục để đạt thời gian ngắn nhất, ý nghĩa của cuộc thi lại sai mất mục tiêu ban đầu. Đây là vấn đề mà ban tổ chức cuộc thi cần nghiên cứu và có phản hồi chính xác.

Trước một số ý kiến cho rằng đề thi năm nay khó hơn các năm trước, bà Nguyễn Thị Ngọc - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ học đường (ĐH FPT) - Trưởng dự án ViOlympic khẳng định: "Đề thi của ViOlympic đều bám sát chương trình của Bộ GD&ĐT. Đề thi luôn được ban nội dung biên soạn với tỷ lệ 40% là câu hỏi dễ, 40% câu hỏi trung bình, 20% câu hỏi khó. Để đạt được 300 điểm, học sinh phải nắm chắc kiến thức tổng hợp và kỹ năng làm bài trên máy tính".

Để khắc phục tình trạng phụ huynh vì thành tích giúp học sinh lập nhiều tài khoản để thi đi thi lại, trong năm học 2016 - 2017, Violympic đã bổ sung tính năng "Thi lại" đối với các vòng thi tự do từ 1 đến 9. Tính năng này nhằm giúp học sinh ôn luyện bằng cách được phép thi lại chính vòng thi đó mà không cần tạo thêm tài khoản mới.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là những biện pháp kỹ thuật. Còn việc nhà trường, phụ huynh khai thác cuộc thi theo cách thức nào lại là vấn đề khác. Rõ ràng cuộc thi bị biến tướng, tạo áp lực không cần thiết cho học sinh, bị lệch hướng thành một nơi tìm kiếm các giải cấp thành phố, quốc gia để phục vụ việc xét tuyển vào trường chuyên, lớp chọn thực tế đang diễn ra.

Theo Vinh Hương / An Ninh Thủ Đô

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xemesis lên tiếng về tin đồn chia tay Xoài Non
09:58:31 02/06/2024
Mỹ nam xứng danh đỉnh cao nhan sắc Cbiz, gần 50 t.uổi vẫn đẹp và đầy khí chất
06:07:49 02/06/2024
Xemesis là ai? Tiểu sử nam streamer giàu nhất Việt Nam
06:54:50 02/06/2024
Ốc Thanh Vân khoe đi chơi với "người yêu", muốn xa chồng giữa tin đồn ly hôn?
08:59:41 02/06/2024
Tài khoản Angela Phương Trinh đăng bài 'lộng ngôn', dân mạng muốn 'xử lý nghiêm'
10:08:32 02/06/2024
AMEE tiếp tục 'bắt tay' Hứa Kim Tuyền tung ca khúc mới
10:34:31 02/06/2024
"Chiến thần hack tuổi" ngoài 40 mà như đôi mươi, sau 20 năm còn trẻ hơn thời mới vào nghề
08:39:38 02/06/2024
Son Ye Jin khoe loạt khoảnh khắc cười hết cỡ dưới ống kính của ông xã, netizen lập tức dành lời khen này cho Hyun Bin
06:14:59 02/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Điều cấm kỵ khi trồng cây kim t.iền

Sáng tạo

12:02:42 02/06/2024
Cây kim t.iền còn được gọi là cây phát tài, là một trong những loại cây cảnh phong thủy được nhiều người lựa chọn để trồng trong nhà, văn phòng hoặc đặt trên bàn làm việc.

Giữa tin đồn trục trặc hôn nhân với Xoài Non, Xemesis lên tiếng làm rõ 1 việc

Netizen

12:02:10 02/06/2024
Theo đó, trong thời gian gần đây, trên mạng rộ lên tin đồn rằng Xemesis (Nghiêm Anh Hiếu, sinh năm 1989) vàXoài Non(Phạm Thùy Trang) đang trục trặc trong hôn nhân.

Khám phá "vương quốc tỏi" Lý Sơn với những bãi tắm tuyệt đẹp bên vách đá nham thạch kỳ vĩ

Du lịch

12:01:09 02/06/2024
Đảo Lý Sơn không chỉ được mệnh danh là vương quốc tỏi mà còn là thiên đường nghỉ dưỡng với bờ, cát trắng mịn, nước biển trong veo, cùng những ngôi đền, chùa cổ kính, linh thiêng trên đất đảo

Yuqi (Tống Vũ Kỳ): Rich kid thứ thiệt của (G)I-DLE, gia thế bố mẹ cực quyền lực

Sao châu á

11:53:20 02/06/2024
Yuqi không chỉ thành công ở thị trường xứ Kim Chi mà cô nàng còn nhận được nhiều sự chú ý từ Trung Quốc. Cô là gương mặt quen thuộc trong các chương trình giải trí nổi tiếng và có lượng người hâm mộ đông đảo.

Người đẹp Cao Bằng chuộng váy hai dây tôn dáng khi đi biển ngày hè

Phong cách sao

11:52:36 02/06/2024
Lương Thùy Linh là một trong những người đẹp nhận được nhiều chú ý của công chúng. Cô tạo được sức hút với vẻ ngoài xinh đẹp, gương mặt tươi tắn ngọt ngào cũng như gu thời trang đơn giản nhưng tôn được nét đẹp cơ thể.

Mức lương hưu chênh lệch lớn giữa các nước châu Âu

Thế giới

11:52:24 02/06/2024
Theo cơ quan thống kê EU Eurostat, mức lương hưu ở châu Âu khác biệt đáng kể cả về danh nghĩa và tiêu chuẩn sức mua (PPS) giữa các nước.

Vừa về nhà chồng, tôi gục ngã muốn ly hôn ngay khi nhìn vào một bức ảnh

Góc tâm tình

11:49:33 02/06/2024
Tôi đau khổ, dằn vặt bản thân và nghĩ nhiều đến ly hôn khi biết được chuyện quá khứ của chồng. Tôi vừa mới kết hôn, những tưởng hạnh phúc chào đón khi đã có người đàn ông như mơ của cuộc đời mình.

AMEE lại gây sốt

Nhạc việt

11:44:15 02/06/2024
Tung ca khúc mới với giai điệu rộn ràng chuẩn mùa hè, vũ đạo đáng yêu hứa hẹn lên xu hướng, em bé quốc dân AMEE lại gây sốt khi tái xuất.

Võ Hồn Đại Lục VNG - Tái hiện cảm xúc game huyển thoại 1 thời Dota Truyền Kỳ

Mọt game

11:39:43 02/06/2024
Đặc biệt nếu như với Dota Truyền Kỳ, người chơi chủ yếu điều khiển các vị tướng ra trận, thì Võ Hồn Đại Lục còn có thêm cơ chế Hồn Sư chi viện, Hồn Linh và Thần Khí để hỗ trợ chiến đấu.

Truy nã đối tượng mua bán m.a t.úy

Pháp luật

11:22:19 02/06/2024
Sáng 2/6, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gò Dầu (Tây Ninh) cho biết, đang truy bắt Nguyễn Thanh Vũ (SN 1983, ngụ huyện Gò Dầu), đối tượng trốn truy nã đặc biệt nguy hiểm về hành vi mua bán trái phép chất m.a t.úy.

Ốc Thanh Vân lên tiếng trước tin đồn r.ạn n.ứt tình cảm với chồng, sang Úc định cư

Sao việt

11:13:45 02/06/2024
Sau thời gian định cư ở Australia, Ốc Thanh Vân sẽ trở về Việt Nam, ngoài ra, người đẹp cũng chia sẻ khoảnh khắc mặn nồng bên chồng trước tin đồn trục trặc tình cảm.