Giá năng lượng sẽ còn căng thẳng tới năm 2022

Theo dõi VGT trên

Giá khí đốt tự nhiên tăng vọt đang gây ra những chấn động trên thị trường năng lượng toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều ngành kinh tế, từ sản xuất tại các nhà máy cho tới các công ty cung ứng điện năng.

Giá năng lượng sẽ còn căng thẳng tới năm 2022 - Hình 1
Nhiều nước châu Âu đang gặp phải thách thức lớn từ nguồn cung khí đốt cho mùa Đông. Ảnh: EPA

Giá năng lượng có thể sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong năm tới. Sự hội tụ của một loạt nhân tố chưa có tiện lệ đang gợi lại những ký ức của khủng hoảng năng lượng trong thập kỉ 1970, làm trầm trọng thêm triển vọng bất chắc về lạm phát và kinh tế toàn cầu. Đó là nhận định của ba chuyên gia Andrea Pescatori, Martin Stuermer và Nico Valckx đến từ Quỹ T.iền tệ Quốc tế (IMF) trong bài phân tích đăng trên mạng tin Giftedanalysts ngày 22/10.

Giá khí đốt giao ngay tại châu Âu và châu Á đã tăng gấp bốn lần. Mức độ tăng giá trong thời gian dài và ở quy mô toàn cầu là điều chưa có t.iền lệ. Thông thường, biến động giá xảy ra theo chu kỳ mùa vụ và mang tính địa phương hóa. Đơn cử, hồi năm 2020, giá khí đốt tăng ở châu Á nhưng lại không diễn ra ở châu Âu.

Giá mặt hàng năng lượng được dự báo sẽ dần trở lại mức bình thường vào nửa đầu năm tới, khi nhu cầu sưởi ẩm giảm và nguồn cung có sự điều chỉnh. Nhưng nếu giá vẫn đứng ở mức cao như hiện nay, đó có thể sẽ là khởi đầu của quá trình kéo lùi tăng trưởng toàn cầu.

Giá khí đốt tăng cùng lúc tạo ra hiệu ứng lan tỏa trên thị trường than đá và dầu mỏ. Giá dầu Brent biển Bắc gần đây đã lên mức cao nhất trong vòng 7 năm, đạt trên 85 USD/thùng, khi nhiều nhà nhập khẩu tìm kiếm nguồn cung thay thế để sưởi ấm và phát điện trong bối cảnh nguồn cung dầu mỏ vốn đã khan hiếm. Than đá, mặt hàng thay thế nhanh nhất, đang có nhu cầu nhập khẩu rất cao. Giá than đã vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2001.

Chu kỳ bùng nổ-suy thoái và yếu tố khan hiếm nguồn cung

Để hiểu rõ thực trạng hiện nay cần quay ngược thời gian, trở lại thời điểm dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện. Đi kèm đó là các biện pháp hạn chế, đóng cửa, dẫn đến nhiều hoạt động của kinh tế toàn cầu bị đóng băng. Điều này đã đưa tới sự sụp đổ của tiêu thụ năng lượng, đẩy các công ty năng lượng cắt giảm các khoản đầu tư. Tuy nhiên, tiêu thụ khí đốt hồi phục mạnh trở lại, chủ yếu là do sản xuất công nghiệp, vốn chiếm 20% tiêu thụ khí đốt cuối nguồn. Nhu cầu khí đốt bùng nổ ở thời điểm chuỗi cung toàn cầu vẫn đứng ở mức thấp.

Nguồn cung năng lượng trên thực tế phản ứng khá chậm đối với tín hiệu tăng giá khí đốt, do thiếu hụt lao động, tắc nghẽn trong khâu bảo dưỡng hệ thống, nhà đầu tư không mặn mà với các công ty năng lượng hóa thạch, trong khi thời gian triển khai các dự án mới bị kéo dài. Đơn cử, sản xuất khí đốt tại Mỹ vẫn đứng dưới mức trước khủng hoảng COVID-19. Sản xuất khí đốt tại Hà Lan, Na Uy cũng suy giảm. Nga – nhà cung cấp lớn nhất cho châu Âu, gần đây cũng hạn chế lượng khí đốt xuất sang khu vực này.

Thời tiết cũng khiến mất cân bằng thị trường trầm trọng thêm. Mùa Đông, mùa Hè khắc nghiệt ở Tây bán cầu khiến nhu cầu sưởi ấm và làm mát tăng vọt. Cùng lúc, sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo ở Mỹ và Brazil suy giảm do nạn hạn hán trầm trọng, khiến mực nước tại nhiều hồ thủy điện xuống mức thấp kỉ lục. Tình cảnh này cũng diễn ra ở Bắc Âu với nguồn năng lượng điện gió trong mùa hè và mùa thu vừa qua xuống thấp.

Video đang HOT

Than đá có thể giúp bù đắp thiếu hụt khí đốt. Nhưng một số nguồn cung cũng rơi vào tình trạng đứt gãy. Những nhân tố về hậu cần và thời tiết đã kìm hãm hoạt động khai thác than ở các nước xuất khẩu lớn, từ Australia tới Nam Phi. Sản lượng than tại Trung Quốc cũng suy giảm do chính phủ theo đuổi mục tiêu cắt giảm khí thải, không ưu tiên phát triển năng lượng từ nguồn than đá.

Trên thực tế, dự trữ than đá của Trung Quốc rơi xuống mức thấp kỉ lục, làm tăng nguy cơ thiếu hụt nguồn cung năng lượng đến từ các nhà máy nhiệt điện chạy than. Còn tại châu Âu, dự trữ khí đốt cũng thấp hơn mức trung bình trước thời điểm mùa đông, đặt ra thách thức về tăng giá khí đốt khi các công ty điện lực cạnh tranh tìm kiếm nguồn cung khi thời tiết chuyển lạnh.

Xu hướng trong năm tới và lựa chọn chính sách

Giá năng lượng sẽ còn căng thẳng tới năm 2022 - Hình 2
Thiếu điện tại Trung Quốc sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực đối với sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: Bloomberg

Đứt gãy nguồn cung cùng với sức ép về giá đã tạo ra thách thức chưa có t.iền lệ đối với kinh tế toàn cầu vốn đang phải đối mặt với phục hồi không đồng đều từ đại dịch. Tuy nhiên, giới hoạch định chính sách cũng có thể an tâm phần nào, khi tình cảnh hiện nay khác với cú sốc khủng hoảng năng lượng trong thập kỉ 1970.

Ở thời điểm đó, giá dầu tăng gấp 4 lần, đ.ánh trực tiếp vào khả năng chi tiêu của doanh nghiệp và hộ gia đình và cuối cùng là gây ra suy thoái toàn cầu. Gần một nửa thế kỉ sau đó, xét đến vai trò không ở mức thống trị của than đá và khí đốt đối với kinh tế thế giới, giá năng lượng có thể tăng, nhưng chưa thể đến biên độ có thể tạo ra một cú sốc cực lớn.

Hơn thế, thị trường có thể kỳ vọng vào việc giá khí đốt sẽ trở lại bình thường vào quý 2 năm 2022, khi châu Âu bước qua mùa Đông, còn châu Á cũng giảm được sức ép vì yếu tố thời vụ – một thực tế cũng dần lộ diện trong các giao dịch, hợp đồng kỳ hạn tương lai trên thị trường hàng hóa. Than đá và dầu mỏ cũng đi theo xu hướng giảm. Tuy nhiên, bất ổn vẫn còn ở mức cao và một cú sốc nhỏ về nguồn cầu có thể sẽ đẩy giá năng lượng tăng vọt.

Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng trung ương cần phải lượng định sức ép về làm phát do tác động lan tỏa từ cú sốc năng lượng. Nhưng họ cũng sẽ phải sẵn sàng hành động sớm hơn nếu nguy cơ về kỳ vọng lạm phát thành hiện thực.

Các chính phủ cần thực hiện giải pháp tránh ngăn chặn tình trạng mất điện trong trường hợp các công ty công ty điện giảm sản lượng khi nhận thấy càng sản xuất càng lỗ. Mất điện, thiếu điện – nhất là tại Trung Quốc, có thể sẽ làm suy yếu hoạt động của ngành sản xuất hóa chất, sắt thép và chế tạo, tạp thêm sức ép làm đứt gãy chuỗi cung. Nhà điều hành cũng cần triển khai gói hỗ trợ với các hộ gia đình có thu nhập thấp, để trung hòa tác động từ cú sốc năng lượng đối với nhóm cư dân dễ bị tổn thương nhất.

Bốn kịch bản cho cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Kể từ cuối tháng Tám đến nay, tình trạng thiếu hụt năng lượng toàn cầu diễn ra ngày càng trầm trọng, gây ra lạm phát giá trên thị trường năng lượng quốc tế.

Bốn kịch bản cho cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu - Hình 1
Xe tải chở nhiên liệu tại kho chứa dầu Buncefield ở Hemel Hempstead, Bắc London (Anh) ngày 5/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Điều này đã gây ra "hiệu ứng domino" trên toàn cầu như nguồn cung các mặt hàng khác thiếu hụt, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gặp khó khăn và giá các mặt hàng tăng mạnh, tạo ra những nhân tố bất ổn, khủng hoảng và khó lường cho thế giới vốn đang phải "vật lộn" với đại dịch COVID-19.

Lạm phát giá năng lượng toàn cầu

Đây không phải là lần đầu tiên thế giới diễn ra tình trạng thiếu hụt năng lượng, nhưng cuộc khủng hoảng năng lượng lần này mang tính đặc thù và phức tạp. Dư luận quốc tế nhìn chung cho rằng tình trạng thiếu hụt năng lượng toàn cầu hiện nay khiến giá các mặt hàng năng lượng chủ chốt liên tục tăng vọt.

Lấy giá dầu thô toàn cầu làm ví dụ, kể từ khi chạm đáy vào ngày 20/4/2020, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đã tăng gần như thẳng đứng, có vài tháng giảm đôi chút, điều này phá vỡ nhiều dự đoán bi quan rằng giá dầu thô quốc tế sẽ tiếp tục giảm. Giá đóng cửa của dầu WTI là 62,32 USD/thùng vào ngày 15/8 và tăng mạnh kể từ ngày 1/10 đến nay, hiện đang ở mức trên 80 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 10/2014. Tờ Financial Times của Anh bình luận rằng đây là những dấu hiệu quan trọng cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu sắp nổ ra.

Giá dầu thô Brent biển Bắc đã có thời điểm tăng vọt lên 86,04 USD/thùng trong phiên ngày 18/10, mức cao nhất tính từ tháng 10/2018. Và các nhà phân tích thị trường dự đoán giá dầu Brent còn có khả năng sẽ chạm mức 100 USD trong năm nay.

Bên cạnh đó, kể từ tháng 10/2021, giá khí đốt ở châu Âu liên tục phá kỷ lục, giá kỳ hạn tháng 11 trên sàn trung tâm TTF ở Hà Lan - một tiêu chuẩn cho khí đốt tự nhiên ở châu Âu - ngày 5/10 tăng 19% so với một ngày trước đó, được giao dịch ở mức khoảng 118 euro (khoảng 137,5 USD) mỗi MWH - một mức cao kỷ lục và tăng 400% so với đầu năm 2021, khiến thị trường kinh ngạc.

Dầu thô và khí đốt tự nhiên là nguồn nguyên liệu đang thiếu hụt, thậm chí là khan hiếm trên thị trường năng lượng toàn cầu hiện nay, và ngành nhiệt điện than một lần nữa trở thành mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia.

Diễn biến nào cho thị trường năng lượng?

Trong bối cảnh giá năng lượng tiếp lục leo thang, ông Francisco Blanch, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa và các sản phẩm phái sinh toàn cầu của ngân hàng Bank of America, đã đưa ra dự báo về bốn kịch bản có thể diễn ra từ nay đến đầu năm 2022.

Trong kịch bản đầu tiên, giá năng lượng tăng mạnh sẽ dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế. Ông Francisco cho rằng tình trạng thiếu hụt năng lượng hiện tại có điểm tương đồng với đợt tăng giá dầu từ năm 2007-2008.

Đầu năm 2007, giá dầu Brent chỉ ở mức 50 USD/thùng, nhưng sau đó đã tăng gần gấp đôi lên 95,98 USD/thùng vào cuối năm đó. Và đến tháng 7/2008, giá dầu chạm đến mức cao "vô t.iền khoáng hậu" gần 150 USD/thùng, trước khi lao dốc một cách thảm hại khi cuộc Đại suy thoái nổ ra.

Nếu kịch bản tương tự diễn ra trong lần tăng giá này của "vàng đen", ông Francisco cho rằng nhiều công ty lớn trong ngành công nghiệp có thể sẽ cắt giảm mạnh các hoạt động sản xuất, và cuối cũng sẽ dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế. Trên thực tế, giá năng lượng tăng cao đã và đang buộc nhiều công ty, đặc biệt ở châu Âu và châu Á, phải ngừng hoạt động sản xuất.

Thứ hai, ông Francisco nhận định sự gia tăng của bất kỳ một mặt hàng này cũng sẽ khiến các nhà sản xuất phải gia tăng sản lượng, hoặc tìm kiếm các phương án thay thế phải chăng hơn.

Cho đến nay, các công ty dầu đá phiến của Mỹ đã "úp mở" về kế hoạch tăng cường đầu tư vào hoạt động sản xuất trong nước trong năm sau. Nhưng dường như họ vẫn chưa sẵn sàng cho việc gia tăng sản lượng khi hoạt động đầu tư vẫn đang bị kìm hãm theo hướng có lợi hơn cho lợi nhuận của các cổ đông.

Trong khi đó, giữa lúc giá than đá và khí tự nhiên tăng mạnh, nhiều công ty đang chuyển sang sử dụng dầu. Xu hướng này có thể khiến nhu cầu dầu toàn cầu tăng khoảng 500.000 thùng/ngày, theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Thứ ba, một mùa Đông ấm áp sẽ tạm thời "xoa dịu" tình hình. Giá năng lượng toàn cầu đang gia tăng trước mùa đông vốn là thời điểm hoạt động tiêu thụ than đá và khí tự nhiên thường tăng vọt để đáp ứng nhu cầu sưởi ấm. Người mua trên toàn thế giới đang cạnh tranh với nhau để giành giật lấy nguồn cung có hạn, trong khi giá năng lượng vẫn ở mức cao ngất ngưởng. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 13/10 đã cảnh báo người Mỹ chuẩn bị cho chi phí sưởi ấm tăng vọt trong mùa Đông tới.

Nhưng điều gì sẽ diễn ra nếu mùa Đông năm nay lại ấm hơn dự đoán? Theo ông Francisco, khi đó, nhu cầu tự nhiên sẽ giảm xuống và vấn đề cũng sẽ "ngẫu nhiên" được hóa giải tạm thời.

Cuối cùng, ông Francisco dự đoán có khả năng các ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất, và cắt giảm chính sách nới lỏng định lượng, từ đó "hạ nhiệt" tốc độ tăng trưởng nói chung và cả hoạt động tiêu thụ năng lượng.

Nhiều quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phát đi tín hiệu rằng ngân hàng này sẽ cắt giảm chương trình mua tài sản trong năm nay và bắt đầu nâng lãi suất vào năm sau, trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang tiếp tục phục hồi và lạm phát vẫn không ngừng tăng lên.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vaccine ung thư chính thức được thử nghiệm tại Anh
07:20:17 01/06/2024
Lực lượng Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ ở Biển Đỏ
19:15:05 31/05/2024
Yếu tố cản trở ngành công nghiệp quân sự Israel thu lợi nhuận khổng lồ trong xung đột Gaza
06:04:59 01/06/2024
Mỹ: Phê duyệt vaccine ngừa RSV của Moderna cho người cao t.uổi
15:20:54 01/06/2024
S&P hạ bậc xếp hạng tín nhiệm đối với Pháp
15:50:25 01/06/2024
'Sức khỏe' nền kinh tế Mỹ và lá phiếu cử tri
05:30:30 01/06/2024
Hamas lên tiếng về đề xuất ngừng b.ắn mới của Israel
09:47:55 01/06/2024
Pháp tuyên bố tình hình ở New Caledonia đã được kiểm soát
19:11:43 31/05/2024

Tin đang nóng

Xemesis lên tiếng về tin đồn chia tay Xoài Non
09:58:31 02/06/2024
Tài khoản Angela Phương Trinh đăng bài 'lộng ngôn', dân mạng muốn 'xử lý nghiêm'
10:08:32 02/06/2024
Xemesis là ai? Tiểu sử nam streamer giàu nhất Việt Nam
06:54:50 02/06/2024
Ốc Thanh Vân khoe đi chơi với "người yêu", muốn xa chồng giữa tin đồn ly hôn?
08:59:41 02/06/2024
"Chiến thần hack tuổi" ngoài 40 mà như đôi mươi, sau 20 năm còn trẻ hơn thời mới vào nghề
08:39:38 02/06/2024
Sở TT&TT TPHCM sẽ xác minh vụ 'Angela Phương Trinh phát ngôn ngông cuồng'
12:16:29 02/06/2024
AMEE tiếp tục 'bắt tay' Hứa Kim Tuyền tung ca khúc mới
10:34:31 02/06/2024
'MC giàu nhất Việt Nam' làm được một việc khiến nhiều người thán phục
07:01:43 02/06/2024

Tin mới nhất

Đức: Tấn công mạng nhằm vào đảng CDU

13:13:08 02/06/2024
Cách đây một năm, đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Đức Olaf Scholz và một số công ty ở nước này cũng trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng.

Nội bộ Israel 'lục đục' về thỏa thuận ngừng b.ắn và thả con tin

13:07:46 02/06/2024
Trong khi đó, Thủ lĩnh phe đối lập Yair Lapid chỉ trích phát biểu của ông Smotrich và Ben Gvir là từ bỏ an ninh quốc gia , các con tin cũng như cư dân miền Bắc và miền Nam của Israel.

Triển khai quân và thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine - điều cấm kỵ của phương Tây bị phá vỡ?

13:05:26 02/06/2024
Trước đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng đã bày tỏ sự ủng hộ, cùng với các đại diện chính phủ từ Anh, Ba Lan và các nước vùng Baltic. Mỹ cho đến nay vẫn phản đối điều này với lý do lo ngại leo thang.

Quốc vương Kuwait bổ nhiệm Thái tử mới

12:30:29 02/06/2024
Sau đó, ngày 12/5, Quốc vương Kuwait đã bổ nhiệm Chính phủ thứ hai kể từ khi lên nắm quyền ở quốc gia vùng Vịnh vào tháng 12/2023. Theo hiến pháp Kuwait, Quốc vương phải bổ nhiệm thái tử mới trong vòng một năm.

Tết Thiếu nhi tại trung tâm đông người Việt N.am s.inh sống nhất ở thủ đô Moskva

12:27:49 02/06/2024
Xen giữa các tiết mục hát và múa là các câu đối vui hóm hỉnh, gần gũi với độ t.uổi cắp sách đến trường dành cho các em kèm theo các p.hần t.hưởng động viên.

Các nhà hòa giải kêu gọi hoàn tất thỏa thuận hòa bình Gaza

12:25:41 02/06/2024
Các nhà hòa giải bao gồm Ai Cập, Mỹ và Qatar ngày 1/6 đã kêu gọi Israel và Hamas hoàn tất thỏa thuận ngừng b.ắn và thả con tin dựa trên kế hoạch do Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra trước đó nhằm giải quyết xung đột ở Dải Gaza.

Mức lương hưu chênh lệch lớn giữa các nước châu Âu

11:52:24 02/06/2024
Theo cơ quan thống kê EU Eurostat, mức lương hưu ở châu Âu khác biệt đáng kể cả về danh nghĩa và tiêu chuẩn sức mua (PPS) giữa các nước.

Tác động của cuộc bầu cử ở Nam Phi với Nga

10:54:17 02/06/2024
Không loại trừ khả năng thành lập một liên minh giữa ANC và Liên minh Dân chủ, điều này sẽ khiến chính sách đối ngoại của Nam Phi nghiêng về phương Tây hơn một chút.

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

10:11:03 02/06/2024
Được phóng lên quỹ đạo vào ngày 3/5, tổ hợp Thường Nga-6 gồm một tàu quỹ đạo, một tàu trở lại, một tàu đổ bộ và một tàu bay lên. Tổ hợp đổ bộ/bay lên đã tách khỏi tổ hợp tàu quỹ đạo/trở lại hôm 30/5.

Mỹ, Trung Quốc cạnh tranh ảnh hưởng ở châu Á

09:20:56 02/06/2024
Tuy nhiên, cho đến nay, phương Tây vẫn chưa thành công lắm trong việc thuyết phục các nước châu Á khi chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore - tức là các quốc gia thân Mỹ - đưa ra các biện pháp trừng phạt chống lại Nga vào thời điểm này...

Đại hội Liên hiệp các hội doanh nghiệp Việt Nam tại châu Âu nhiệm kỳ 2024-2028

09:19:44 02/06/2024
Cuối chương trình, đại diện Liên hiệp các hội doanh nghiệp Việt Nam tại châu Âu đã trao quà quyên góp, ủng hộ bà con bị thiệt hại trong vụ cháy Trung tâm thương mại Marywilska ở Ba Lan.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tự tin thắng cử

08:47:42 02/06/2024
Kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố chính thức vào ngày 4/6 nhưng chiến thắng của ông Modi từ lâu đã được các nhà phân tích coi là một kết luận đã được dự đoán, phần lớn là do ông tích cực ủng hộ đức tin của đa số người dân Ấn Độ.

Có thể bạn quan tâm

Dương Mịch, Trần Kiều Ân đang tự biến mình thành trò hề

Hậu trường phim

13:41:50 02/06/2024
Dàn mỹ nhân hạng A của Hoa ngữ không thiếu phim để đóng. Nhưng họ chỉ muốn mãi được làm thiếu nữ dẫn tới sự bức xúc của khán giả.

Nghi Xoài Non bị mẹ chồng đá xéo, mỉa mai cưới Xemesis vì tài sản?

Netizen

13:40:13 02/06/2024
Chuyện tình chênh lệch 13 t.uổi giữa Xoài Non (Phạm Thu Trang, KOL, sinh năm 2002) và Xemesis (Nghiêm Anh Hiếu, streamer được mệnh danh giàu nhất Việt Nam , sinh năm 1989) luôn được cư dân mạng theo dõi sát sao.

T.uổi 15 của "Nữ thần trẻ t.uổi nhất lịch sử Cbiz": Cao hơn 1m60, hứa hẹn là mỹ nhân mới của làng phim Hoa ngữ

Sao châu á

13:32:38 02/06/2024
Trong số những diễn viên nhí tiềm năng của làng giải trí Hoa ngữ, Lưu Sở Điềm đang là cái tên nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người.

Châu Bùi và Binz gặp sự cố hỗn loạn ở sân bay

Sao việt

13:27:30 02/06/2024
Châu Bùi đang đồng hành cùng nam rapper Binz trong chuyến lưu diễn tại Úc. Vào ngày 1/6, người đẹp sinh năm 1997 chia sẻ trên story trang cá nhân việc bất ngờ gặp sự cố tại sân bay.

Chủ nhân hit 'Ánh sao và bầu trời' ra mắt MV mới

Nhạc việt

12:48:00 02/06/2024
T.R.I, chủ nhân bản hit Ánh sao và bầu trời vừa chính thức ra mắt MV mang tên Lễ Đường Của Em . Đây là sản phẩm âm nhạc đầy tâm huyết của T.R.I, tiếp tục khẳng định vị trí của anh trong lòng khán giả yêu nhạc.

Taylor Swift gặp "kiếp nạn" với The Eras Tour, bị phạt vì concert ồn quá mức

Sao âu mỹ

12:23:30 02/06/2024
The Eras Tour của Taylor Swift chính thức khởi động vào tháng 3/2023 và đã đi qua nhiều quốc gia trên thế giới. Các đêm nhạc liên tục phá vỡ kỷ lục về lượng người tham dự, trở thành chuyến lưu diễn có doanh thu cao nhất mọi thời đại.

Báo nước ngoài gợi ý 10 điều du khách nên làm khi đến Hội An

Du lịch

12:16:02 02/06/2024
Chuyên trang du lịch nổi tiếng The culturetrip chỉ ra 10 điều mà du khách nên làm khi ghé Hội An (Quảng Nam). Hội An đã trở thành một điểm đến yêu thích của du khách đến Việt Nam trong những năm gần đây.

'Trạm cứu hộ trái tim' tập 37: Nghĩa bị kết án tù, bà Lan tiết lộ sốc

Phim việt

12:14:06 02/06/2024
Trong Trạm cứu hộ trái tim tập 37, Nghĩa đã chính thức bị kết án tù. Trong khi đó, bà Lan thừa nhận chính mình đã yêu cầu Vũ rời bỏ Hà năm xưa.