Giải mã sự ‘xích lại gần nhau’ giữa Pháp và Armenia và phản ứng của Nga

Theo dõi VGT trên

Nga, một trong những cường quốc khu vực ở Nam Caucasus, đã phản ứng trước mối quan hệ Armenia – Pháp đang gia tăng.

Giải mã sự xích lại gần nhau giữa Pháp và Armenia và phản ứng của Nga - Hình 1

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan trong cuộc gặp tại Brussels, Bỉ ngày 14/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo nhận định của Jason Wahlang thuộc Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Manohar Parrikar (MP-IDSA), xung đột Nga – Ukraine và xung đột Armenia – Azerbaijan đã tác động đến khuôn khổ an ninh khu vực Á-Âu. Những xung đột này đã định hình và củng cố khuôn khổ của nhiều mối quan hệ khác nhau, bao gồm cả mối quan hệ Armenia – Pháp. Pháp là đối tác châu Âu quan trọng nhất của Armenia. Cách tiếp cận mới của Armenia, liên quan đến các sáng kiến ​​chính sách đối ngoại gần đây được áp dụng đối với Pháp, đã nâng cao hơn nữa mối quan hệ của họ.

Đối thoại ngoại giao cấp cao giữa Paris và Yerevan có nguồn gốc từ mối quan hệ kéo dài hàng thế kỷ dựa trên các giá trị chung và văn hóa. Hơn nữa, sau Nga, kể từ năm 2016, Pháp được xếp hạng là quốc gia có đầu tư lớn thứ hai vào Armenia, tổng cộng gần 300 triệu euro. Các khoản đầu tư của nước này chủ yếu vào nông nghiệp, thực phẩm, nước và ngân hàng. Đồng thời, với tư cách là thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ (Le Francophonie), Armenia góp phần thúc đẩy ngôn ngữ Pháp và hợp tác chính trị, kinh tế, giáo dục và văn hóa với đối tác châu Âu này. Quan trọng hơn, trong khi là quốc gia châu Âu đầu tiên công nhận nạn diệt chủng người Armenia, vào tháng 10/2016, Pháp đã thực hiện thêm bước hình sự hóa việc phủ nhận tội diệt chủng người Armenia.

Với tình hình địa chính trị đang phát triển ở Nam Caucasus, Armenia có thể hướng tới Pháp như một phần trong nỗ lực liên tục nhằm đa dạng hóa quan hệ đối ngoại và giảm bớt ảnh hưởng của Nga. Mặt khác, Pháp coi Armenia như một đối tác quan trọng với mối quan hệ truyền thống có thể giúp tăng cường hơn nữa ảnh hưởng của Paris trong khu vực.

Trong bối cảnh đó, hai bên đang ngày càng tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Ví dụ, về ngoại giao, Thủ tướng Pháp Gabriel Attal gần đây đã kêu gọi Azerbaijan rút quân khỏi các khu vực “bị chiếm đóng” ở Armenia, nhấn mạnh sự ủng hộ của Paris đối với Yerevan. Ngoài việc tích cực nỗ lực hỗ trợ Armenia trong cuộc xung đột với Azerbaijan, Pháp cũng tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ quốc phòng với Armenia.

Video đang HOT

Hợp tác quốc phòng (bao gồm cả việc bán vũ khí cho Armenia) từ lâu đã đóng vai trò là lĩnh vực chính giữa Yerevan và Paris. Chiến tranh Nagorny-Karabakh đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ của họ khi Pháp bắt đầu bán các hệ thống phòng không để tăng cường năng lực cho Armenia. Hai nước cũng đã ký một hợp đồng vào ngày 23/10 năm ngoái về 3 radar Ground Masters.

Cùng với đó, hai bên đã tổ chức những cuộc họp thường xuyên cấp Bộ trưởng Quốc phòng và một thỏa thuận triển khai cố vấn quân sự Pháp để huấn luyện binh sĩ Armenia đã được thực hiện. Sự hợp tác ngày càng tăng của Armenia với Pháp trong lĩnh vực này có thể được coi là một phần trong cam kết của Yerevan nhằm đa dạng hóa và tăng cường quan hệ đối tác quốc phòng trên toàn cầu, chủ yếu là trong bối cảnh căng thẳng với Azerbaijan.

Thái độ của Nga đối với cuộc chiến tranh Nagorny-Karabakh lần thứ hai cũng đã gây ra sự thất vọng với Armenia. Kết quả là nước này ngày càng nhiệt tình xích lại gần các nước châu Âu như Pháp. Các sáng kiến ​​​​hòa bình của EU đã được Armenia đón nhận một cách tích cực.

Pháp cũng là nơi có cộng đồng người Armenia hải ngoại lớn nhất trong EU và lớn thứ ba trên toàn cầu, với khoảng 500.000 người. Do đó, các chính phủ ở Pháp thừa nhận tầm quan trọng của cộng đồng hải ngoại này trong bầu cử. Năm 2017, bốn người Armenia gốc Pháp – Daniele Cazarian, Nadia Essayan, Guillaume Kasbarian và Jacques Marilossian – đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào quốc hội Pháp, nêu bật tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của họ trên chính trường nước này.

Giải mã sự xích lại gần nhau giữa Pháp và Armenia và phản ứng của Nga - Hình 2

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev (trái) trong cuộc gặp Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan (phải) do Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) làm trung gian tại thành phố Sochi, Nga ngày 31/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Phản ứng của Nga và Azerbaijan

Nga, một trong những cường quốc khu vực ở Nam Caucasus, đã phản ứng trước mối quan hệ Armenia – Pháp đang gia tăng. Moskva tuyên bố rằng họ sẽ xem xét lại mối quan hệ của mình với Armenia nếu nước này tiếp tục nghiêng về phương Tây. Phản ứng của Nga đối với mối quan hệ của Armenia với Pháp hiện không quan trọng bằng việc họ vẫn tập trung vào sự can dự của Pháp vào Ukraine. Nhưng về lâu dài, có thể sẽ có phản ứng gay gắt hơn từ phía Nga.

Với Azerbaijan, nước này nhìn nhận mối quan hệ Pháp-Armenia đang mở rộng một cách tiêu cực, đồng thời chỉ trích những diễn biến gần đây trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Cáo buộc Pháp gây ra một cuộc chiến tranh mới trong khu vực bằng cách trang bị vũ khí cho Armenia, Chính phủ Azerbaijan đã cảnh báo trước rằng Pháp sẽ phải chịu trách nhiệm nếu một cuộc xung đột khác nổ ra. Baku cũng chỉ trích điều mà họ cho là sự thiếu sự tham gia đáng tin cậy của Pháp vào tiến trình hòa bình bất chấp vai trò là đồng chủ tịch của Nhóm Minsk.

Các quan chức Azerbaijan đã công khai bày tỏ những lời chỉ trích này bất chấp sự hợp tác kinh tế chặt chẽ của Azerbaijan với các nước châu Âu như Pháp và là thành viên của sáng kiến ​​Đối tác phương Đông của EU. Thái độ của Azerbaijan trên được nhìn nhận thông qua việc nước này luôn phản đối việc Pháp thiết lập sự hiện diện trong khu vực. Điều này chủ yếu là do những tuyên bố của Pháp ủng hộ lập trường của Armenia về cuộc xung đột Nagorny-Karabakh.

Như vậy, lập trường đối lập của Pháp và Nga về Ukraine, chủ yếu sau khi Tổng thống Emanuel Macron tuyên bố triển khai quân trên lãnh thổ Ukraine, đã làm xấu đi mối quan hệ giữa hai nước. Vì vậy, sự can dự của Pháp vào Armenia sẽ càng bị nghi ngờ hơn. Armenia, giống như Ukraine, có thể trở thành “chiến trường mới” về lâu dài giữa hai cường quốc.

Do Nga đang bận tâm ở Ukraine, Azerbaijan đã giành được lợi thế và chiếm thế thượng phong trước Armenia trong cuộc xung đột ở Nagorny-Karabakh. Sự tham gia ngày càng tăng của Pháp vào khu vực có thể cản trở tiến trình đó, tạo ra thế cân bằng giữa hai quốc gia đối đầu.

Tuy nhiên, Nga vẫn coi Armenia là một đồng minh quan trọng trong không gian hậu Xô Viết và không muốn có bất kỳ sự can dự nào từ châu Âu, đặc biệt là Pháp. Do đó, bất kỳ nỗ lực nào hướng tới châu Âu hoặc phát triển hơn nữa bất kỳ mối quan hệ nào với phương Tây đều có thể gây thêm xích mích giữa hai quốc gia.

Về phần mình, mặc dù Armenia không có khả năng thoát hoàn toàn khỏi phạm vi ảnh hưởng của Nga, nhưng nước này sẽ tiếp tục đa dạng hóa các đối tác chiến lược và duy trì quyền tự chủ của mình giữa các cường quốc.

Lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản cam kết củng cố liên minh song phương

Ngày 10/4 (giờ Washington), Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã công bố kế hoạch tăng cường hợp tác quân sự chung và một hệ thống phòng thủ tên lửa mới, nhằm củng cố kết nối liên minh song phương chặt chẽ này.

Lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản cam kết củng cố liên minh song phương - Hình 1
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc họp báo sau hội đàm tại Nhà Trắng, ngày 10/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo truyền thông quốc tế, trong cuộc hội đàm kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ, hai bên đã tập trung thảo luận về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Ukraine và cuộc xung đột ở Gaza.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng sau hội đàm, Tổng thống Biden nhận định: "Đây là bước nâng cấp quan trọng nhất trong liên minh của chúng tôi kể từ khi được thiết lập". Theo ông Biden, quân đội hai nước sẽ hợp tác theo cơ cấu chỉ huy chung và hai nước sẽ cùng với Australia phát triển mạng lưới phòng thủ tên lửa phòng không mới. Hai nhà lãnh đạo cũng thông báo rằng các phi hành gia Nhật Bản sẽ tham gia các sứ mệnh lên mặt trăng của NASA.

Về phần mình, Thủ tướng Kishida cho biết hai bên cũng thảo luận về mối quan hệ căng thẳng trên trường quốc tế, đồng thời cam kết duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật pháp. Ông Kishida tuyên bố: "Những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc là hoàn toàn không thể chấp nhận được, dù ở bất kỳ đâu".

Nhật Bản, thường được mô tả là đồng minh châu Á quan trọng nhất của Mỹ và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của Mỹ, đang tăng cường vai trò toàn cầu sau một loạt sửa đổi về luật an ninh trong thập kỷ qua dẫn đến việc thay đổi Hiến pháp hòa bình của nước này.

Theo kế hoạch, ông Kishida sẽ phát biểu trước Quốc hội Mỹ vào ngày 11/4. Nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng sẽ cùng với ông Biden và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tham dự một cuộc họp thượng đỉnh 3 bên.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Biden nói Mỹ có thể sử dụng vũ lực để bảo vệ Đài Loan
07:36:39 07/06/2024
Điều trần trước quốc hội Mỹ, tiến sĩ Anthony Fauci nói gì về nguồn gốc Covid-19?
20:49:11 06/06/2024
Tổng thống Biden: Hòa bình Ukraine không đồng nghĩa với tấm vé vào NATO
16:25:47 07/06/2024
Cuộc thi khóc của 'sumo tí hon' ở Nhật Bản
06:46:28 07/06/2024
Giải cứu 80 người di cư trên thuyền gặp nạn ở eo biển Manche
23:11:36 06/06/2024
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng nhanh hơn dự kiến
18:17:29 07/06/2024
LHQ cảnh báo nạn đói nghiêm trọng có thể xảy ra ở miền Nam châu Phi
13:28:57 07/06/2024
Tổng thống Nga công bố những định hướng bảo đảm chủ quyền kinh tế
06:20:33 08/06/2024

Tin đang nóng

Xoài Non thú nhận tổn thương, nhắc vụ bạn thân làm "tiểu tam", Xemesis lộ diện
15:19:56 08/06/2024
Hộ pháp Kim Cang theo sư Minh Tuệ quảng cáo bán xe máy: chủ quán nói gì?
16:48:56 08/06/2024
Gia cảnh cô giáo bị bê tông quán cà phê đè qua đời: 2 con nhỏ, chồng công tác xa
14:34:38 08/06/2024
Đoàn Di Băng đi khám thai, đòi bỏ nhà đi sau khi biết giới tính của con?
18:42:30 08/06/2024
Bảo Anh công khai tên thật của con gái, một chi tiết liên quan đến bố nhóc tỳ
16:36:35 08/06/2024
Lý do Harry Lu cùng loạt bạn thân vắng mặt trong lễ cưới của Midu và thiếu gia Minh Đạt tại Đà Lạt
17:00:48 08/06/2024
Vụ cô giáo bị tấm bê tông đè ở quán Cafe: Con gái khóc nghẹn "không còn mẹ nữa"
17:28:24 08/06/2024
Thượng tọa Thích Chân Quang và loạt phát ngôn gây tranh cãi
18:51:47 08/06/2024

Tin mới nhất

Căng thẳng cuộc đua vào vị trí đại diện cấp cao về đối ngoại EU

19:35:52 08/06/2024
Các ứng cử viên nặng ký đang cạnh tranh để trở thành nhà ngoại giao trưởng tiếp theo của Liên minh châu Âu (EU), coi vai trò này là một cơ hội chiến lược để nắm giữ quyền lực khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bước sang năm thứ ba.

Thách thức với Tổng thống Putin: Dân số suy giảm giữa xung đột kéo dài với Ukraine

19:34:22 08/06/2024
Suy giảm dân số đang là vấn đề nhức nhối đối với nước Nga mà một trong các yếu tố khiến tình hình trở nên nghiêm trọng được cho là là những tổn thất trong cuộc xung đột với Ukraine.

Nguyên nhân Tổng thống Ukraine bất ngờ thay đổi lập trường với Trung Quốc

17:18:16 08/06/2024
Những bình luận của ông Zelensky có thể chỉ là nhất thời, nhưng cũng có thể Kiev đang đ.ánh giá lại cách tiếp cận của mình đối với Bắc Kinh, theo Kyiv Post.

Những thách thức chồng chất với phương Tây

17:17:14 08/06/2024
Các cuộc xung đột ở Ukraine và Gaza, cùng với việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tranh cử, đang thử thách liên minh phương Tây.

Anh phát hành t.iền giấy in hình Vua Charles III

16:08:33 08/06/2024
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) thông tin những tờ t.iền mới in hình Vua Charles III sẽ bắt đầu được lưu hành từ ngày 5.6.

Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc - châu Phi có gì?

15:59:48 08/06/2024
Hàn Quốc cho biết ký kết gần 50 thỏa thuận ban đầu với các quốc gia châu Phi nhằm tăng cường hợp tác về thương mại, năng lượng, khoáng sản quan trọng và một loạt lĩnh vực công nghiệp và kinh tế khác.

Nhóm giàu nhất thế giới chưa bao giờ giàu đến thế

15:55:05 08/06/2024
Số người giàu trên thế giới đang ở mức kỷ lục và việc họ đầu tư vào các thị trường chứng khoán đang tăng mạnh biến nhóm này trở thành những con người giàu có nhất trong lịch sử.

Israel chuẩn bị 'biện pháp mạnh' đối phó với Hezbollah

13:24:01 08/06/2024
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 5.6 cảnh báo nước này sẵn sàng phản ứng cực kỳ mạnh mẽ trước các cuộc tấn công của lực lượng Hezbollah ở Li Băng vào miền bắc Israel.

Boeing phóng thành công tàu vũ trụ Starliner sau nhiều lần gặp sự cố

13:03:33 08/06/2024
Công ty Boeing ngày 5.6 đã thành công trong kế hoạch lần đầu phóng tàu vũ trụ chở phi hành gia lên quỹ đạo, sau nhiều lần trì hoãn.

Tổng thống Biden gửi thông điệp mới cho Ukraine lẫn Nga

12:59:43 08/06/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa hé lộ tầm nhìn của ông về hòa bình ở Ukraine, trong bối cảnh Nga tiếp tục đẩy mạnh tấn công.

Chiến thắng không trọn vẹn của Thủ tướng Ấn Độ

12:55:15 08/06/2024
Thủ tướng Narendra Modi sẽ có nhiệm kỳ thứ 3 lãnh đạo Ấn Độ, song đảng của ông đã không thể giành chiến thắng áp đảo như kỳ vọng.

Vụ án hình sự của ông Trump tại Georgia bị hoãn vô thời hạn

12:32:28 08/06/2024
Trong phán quyết ngày 5.6, tòa phúc thẩm Georgia nói rằng việc xét xử ông Trump về cáo buộc âm mưu lật đổ bầu cử sẽ không diễn ra trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, theo CNN.

Có thể bạn quan tâm

Con gái ca sĩ Hồ Việt Trung không muốn ba lấy vợ, có bạn gái hay sinh thêm em

Sao việt

20:11:04 08/06/2024
Cô bé gửi lời chúc ba sức khỏe, có nhiều show và đặc biệt là... không muốn ba lấy vợ, có bạn gái hay có thêm em. Trước chia sẻ của con gái, Hồ Việt Trung hài hước nói anh mất hết fan là vì con.

Gia Tài Của Ngoại: Thước phim chẳng đao to búa lớn, chẳng gào khóc khổ sở vẫn bóp nghẹt trái tim khán giả

Phim châu á

19:55:30 08/06/2024
Trước khi đi xem Gia Tài Của Ngoại, tôi có nhắn với người bạn thân một câu thế này: Tự nhiên nhận ra, mình chẳng còn nhớ bà ngoại của mình trông như thế nào nữa...

Nam người mẫu bị điều tra vì đi nghỉ dưỡng lại giở trò ăn cắp ở khách sạn

Sao châu á

19:51:51 08/06/2024
Sở cảnh sát Gwanak (Seoul) cho biết vào ngày 7/6, họ đã nhận được đơn tố cáo từ 1 chủ khu nghỉ dưỡng ở đảo Jeju (Hàn Quốc) về việc đồ đạc, túi sách hạng sang và rượu đắt t.iền trong nhà đã biến mất sau khi Hwang Chul Soon rời đi.

Coser Trung Quốc hóa thân thành YinLin trong Wuthering Waves

Cosplay

18:54:59 08/06/2024
YinLin là nhân vật nữ mới nhất trong tựa gameWuthering Waves. Ban đầu, cô nàng này được ấn định ngày ra mắt là 12/06, Tuy nhiên Kuro Games đã có động thái lùi lịch và đẩy ngày ra mắt lên sớm.

Tương lai nào cho PUBG Mobile Esports Việt Nam sau 2024 PMSL SEA Summer?

Mọt game

18:52:11 08/06/2024
Giải đấu có tổng cộng 24 đội tham dự từ 4 quốc gia Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam đóng góp 4 đại diện gồm D Xavier, Team Flash, Team Secret và ROY Esports.

Lukaku tiết lộ lý do từ chối đến Ả Rập Xê-út

Sao thể thao

18:40:56 08/06/2024
Sau giai đoạn thi đấu khá thành công ở Inter Milan theo dạng cho mượn, Lukaku đã được liên hệ chuyển đến Saudi Arabia thi đấu trong màu Al-Hilal đối đầu với C.Ronaldo ở giải đấu mới nổi của châu Á.

Làng chài Cửa Vạn điểm đến đẹp như mơ mà du khách không thể bỏ qua

Du lịch

17:47:44 08/06/2024
Theo Buzzfeed, làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long có khung cảnh đẹp như mơ mà du khách không thể bỏ qua. Cửa Vạn đứng thứ 7 trong danh sách 30 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới.

Ngọt ngào đặc sản thốt nốt vùng Bảy núi

Ẩm thực

17:45:29 08/06/2024
Đến vùng Bảy núi (An Giang), không khó để du khách có thể bắt gặp những hàng quán bày bán la liệt trái thốt nốt, nước thốt nốt.

Truy bắt tội phạm ma tuý, 2 cán bộ công an b.ị đ.âm trọng thương

Pháp luật

17:29:10 08/06/2024
Trong quá trình truy bắt tội phạm về ma tuý, 2 cán bộ công an thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (Công an tỉnh Gia Lai) b.ị đ.âm trọng thương phải nhập viện cấp cứu.

Bí quyết mặc quần ống rộng đẹp vào mùa hè

Thời trang

17:10:04 08/06/2024
Áp dụng những bí quyết mặc quần ống rộng dưới đây, các quý cô sẽ có những set đồ đẹp và sành điệu để diện vào mùa hè.

Jennifer Lopez hủy chuyến lưu diễn vì doanh thu ế ẩm

Nhạc quốc tế

17:04:37 08/06/2024
Theo sơ đồ trên nền tảng bán vé Live Nation, quy mô mỗi đêm diễn của JLo khoảng 15.000 khán giả nhưng tỷ lệ lấp đầy sân vận động chỉ khoảng 70%.