Lý do quan hệ Pháp, Mỹ căng thẳng sau đảo chính ở Niger

Theo dõi VGT trên

Các quan chức Pháp đang thất vọng vì những người đồng cấp Mỹ sẵn sàng can dự với chính quyền đã lật đổ tổng thống được bầu cử ở Niger.

Lý do quan hệ Pháp, Mỹ căng thẳng sau đảo chính ở Niger - Hình 1

Mohamed Toumba, một trong những người tham gia lật đổ Tổng thống Nigeria Mohamed Bazoum, phát biểu trước những người ủng hộ chính quyền mới ở Niamey ngày 6/8/2023. Ảnh: AP

Theo tờ Politico (Mỹ) ngày 18/8, cuộc đảo chính ở Niger đang gây căng thẳng mới cho liên minh Pháp – Mỹ, khi hai nước bất đồng về cách phản ứng với việc tổng thống của quốc gia Tây Phi bị lật đổ vào tháng 7 vừa qua.

Pháp đang từ chối tham gia ngoại giao với chính quyền quân sự mới của Niger và ủng hộ mạnh mẽ Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi ( ECOWAS) can thiệp quân sự. Trong khi đó, Mỹ đã cử một đặc phái viên đến gặp lãnh đạo chính quyền quân sự và không tuyên bố chính thức việc tiếp quản là một cuộc đảo chính – khẳng định rằng vẫn còn một cách đàm phán để khôi phục nền dân chủ ở Niger.

Dù các quan chức Pháp cũng ủng hộ một giải pháp hòa bình, nhưng họ đang phản đối cách tiếp cận của Mỹ, nói rằng việc đàm phán với chính quyền quân sự Niger đồng nghĩa với thừa nhận quyền lực của họ.

“Có lẽ để tránh đổ m.áu, Mỹ đã nhanh chóng muốn thảo luận với những người thực hiện cuộc đảo chính. Nhưng phản ứng tốt hơn nên là đưa ra một số điều kiện hoặc đảm bảo trước khi mở các kênh đó”, một quan chức Pháp phụ trách về tình hình ở Niger cho biết.

Tình hình trên cho thấy sự thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực và nhấn mạnh sự khác biệt giữa lợi ích của Paris và Washington tại quốc gia châu Phi này. Mỹ, quốc gia sử dụng Niger làm căn cứ cho các hoạt động chống k.hủng b.ố, cũng có thể tin rằng họ có nhiều đòn bẩy hơn Pháp, đặc biệt là do trong quá khứ Niger là thuộc địa cũ của Paris.

Một số cựu quan chức Mỹ cho rằng việc Pháp không hài lòng với cách tiếp cận của Mỹ một phần là do Paris bị “kích động” khi mất một trong những chỗ đứng chiến lược cuối cùng ở khu vực Sahel Tây Phi, nơi các cuộc đảo chính khác đã buộc nước này phải rút quân. Pháp lần này đã từ chối yêu cầu của chính quyền quân sự ở Niger rút quân khỏi nước này.

Video đang HOT

Cameron Hudson, cựu quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ chuyên về châu Phi, nhận định: Lợi ích của Pháp ở Niger cao hơn nhiều so với của Washington. Đó là một thất bại chiến lược và tâm lý đối với Pháp. Ở Tây Phi, Pháp đã quen với việc các cường quốc thế giới khác đi theo sự lãnh đạo của mình, hoặc ít nhất là sự hướng dẫn của họ. Điều đó không xảy ra trong trường hợp này.

Quyền Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland, trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Niger, đã gặp gỡ các đại diện của cuộc đảo chính vào ngày 7/8 và kêu gọi họ đảo ngược hành động của mình. Nhưng bà Nuland đã bị từ chối gặp tổng thống bị phế truất, Mohamed Bazoum, và sau đó bà thừa nhận rằng chính quyền quân sự dường như không muốn đảo ngược các động thái của họ.

Các quan chức Pháp chỉ ra rằng đó là một ví dụ về việc can dự quá nhanh. Một quan chức Mỹ thừa nhận rằng một số đồng minh không hài lòng với chuyến đi của bà Nuland nhưng không cho biết đồng minh nào hoặc nêu chi tiết mối quan ngại của họ. Tuy nhiên, quan chức này bảo vệ nỗ lực can dự với những người lãnh đạo cuộc đảo chính ở Niger: “Cửa sổ cơ hội đang đóng lại. Chúng ta có nên để cơ hội đó đóng lại không? Hay là nên tạo ra một số mức độ linh hoạt?”

Ali El Husseini, một người Mỹ có quan hệ với chính quyền quân sự, cho biết các nhà lãnh đạo quân sự mới của Niger không tin tưởng Pháp, đặc biệt là vì các quan chức Pháp đang hành động như thể họ “không tồn tại”.

“Họ đổ lỗi cho người Pháp về áp lực mà Niger đang phải chịu từ các nước xung quanh, cũng như những gì họ coi là vấn nạn tham nhũng ở nước này, đổ lỗi cho Tổng thống bị lật đổ Bazoum về phần lớn vụ tham nhũng đó. Nhưng họ sẵn sàng thảo luận với Mỹ, quốc gia mà họ cho là ít phải nhượng bộ hơn”, ông Husseini nói.

Lý do quan hệ Pháp, Mỹ căng thẳng sau đảo chính ở Niger - Hình 2
Pháp đã từ chối rút quân khỏi Niger. Ảnh: AA

Trong khi Pháp và Mỹ vẫn liên kết chặt chẽ với nhau trong một loạt chủ đề, bao gồm cả cuộc xung đột ở Ukraine, một số điểm căng thẳng đã xuất hiện giữa hai “đồng minh lâu đời nhất” trong những năm gần đây.

Chúng bao gồm những khác biệt về quan hệ đối tác an ninh giữa Australia, Mỹ và Anh, quan hệ với Trung Quốc và Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ, điều mà các quan chức EU lo ngại sẽ “hút đầu tư” ra khỏi châu Âu.

Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng Adrienne Watson không phủ nhận căng thẳng giữa Pháp và Mỹ về Niger, nhưng nhấn mạnh rằng hai đồng minh tiếp tục đối thoại, cũng như với đại diện của các quốc gia châu Phi.

Ông Watson cho biết trong một tuyên bố: “Trọng tâm của chúng tôi là đảm bảo việc trả tự do cho Tổng thống Bazoum và gia đình của ông ấy, đồng thời hướng tới con đường ngoại giao theo hiến pháp Niger để bảo vệ trật tự hiến pháp”.

Điện Elysée từ chối bình luận về những bất đồng giữa Mỹ và Pháp, nhưng cũng chính một nhà ngoại giao cấp cao của Pháp thừa nhận có sự khác biệt trong cách tiếp cận của các nước đối tác đang tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng ở Niger.

Pháp đã cam kết hỗ trợ đầy đủ cho ECOWAS và trong các cuộc họp vào cuối tuần này, ECOWAS đã nhắc lại lời đe dọa dùng vũ lực nếu vẫn thất bại trong việc khôi phục nền dân chủ ở Niger. ECOWAS đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Niger và cho biết đã sẵn sàng can thiệp quân sự. Paris đã chỉ ra rằng họ sẽ xem xét yêu cầu hỗ trợ quân sự nếu ECOWAS chọn can thiệp vào Niger và yêu cầu giúp đỡ.

Pháp có 1.500 quân ở Niger. Việc họ từ chối rút khỏi nước này về mặt quân sự một phần là để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với chính phủ được bầu, chính phủ mà họ đã đạt được các thỏa thuận về việc đặt căn cứ quân sự của mình. Cuộc đảo chính ở Niger đặt dấu chấm hết cho một trong số ít quan hệ đối tác vững chắc mà Paris vẫn có trong khu vực, sau khi Paris buộc phải rút quân khỏi các hoạt động chống k.hủng b.ố ở Mali và Burkina Faso.

Trong khi đó, quan chức Mỹ cho biết Washington đã nói rõ với ECOWAS rằng Nhà Trắng ưu tiên ngoại giao hơn. Mỹ có 1.100 binh sĩ ở Niger, nơi họ đã chi hàng trăm triệu USD để huấn luyện lực lượng an ninh chống lại các tổ chức k.hủng b.ố. Niger là một phần quan trọng trong chiến lược chống k.hủng b.ố tổng thể của Mỹ, đặc biệt là trước sự trỗi dậy của các nhóm Hồi giáo cực đoan ở châu Phi.

Không giống như Pháp, Mỹ vẫn chưa chính thức coi việc lật đổ Tổng thống Bazoum là một cuộc đảo chính, vì như vậy sẽ kích hoạt một đạo luật có thể dẫn đến việc chấm dứt viện trợ quân sự của Mỹ cho quốc gia châu Phi này, mặc dù có thể có các trường hợp ngoại lệ.

Mỹ đã tạm dừng một số chương trình kinh tế và an ninh để gây sức ép buộc chính quyền quân sự khôi phục quyền lực cho Tổng thống Bazoum. Washington coi viện trợ của mình là đòn bẩy, nhưng cũng lo lắng rằng việc ngừng viện trợ hoàn toàn có thể đồng nghĩa với việc mất đi đòn bẩy đó.

Phái đoàn ECOWAS đến Niger

Theo hãng tin AFP, ngày 19/8, một phái đoàn của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã tới Niger để đàm phán với các sĩ quan quân đội nắm quyền ở nước này sau đảo chính.

Phái đoàn ECOWAS đến Niger - Hình 1
Các đại biểu chụp ảnh chung tại Hội nghị bất thường của ECOWAS ở Accra, Ghana, ngày 17/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Trước đó, ECOWAS đã nhất trí kích hoạt một "lực lượng trực chiến" như một phương sách cuối cùng can thiệp vào tình hình Niger sau khi các tướng lĩnh quân đội ở nước này phế truất Tổng thống Mohamed Bazoum. Tuy nhiên, ECOWAS khẳng định ưu tiên đối thoại nhằm giải quyết khủng hoảng.

Nguồn tin trên cho biết một chiếc máy bay chở phái đoàn ECOWAS đã hạ cánh xuống thủ đô Niamey vào khoảng 13h00 ngày 19/8 giờ địa phương (19h00 giờ Hà Nội), một ngày sau khi các chỉ huy quân sự của ECOWAS cho biết sẵn sàng can thiệp để khôi phục quyền lực cho ông Bazoum.

Chính quyền quân sự Niger đã xác nhận sự xuất hiện của các đại diện ECOWAS, do cựu lãnh đạo Nigeria, ông Abdulsalami Abubakar đứng đầu.

Trước đó, đầu tháng này, một phái đoàn của ECOWAS cũng do ông Abubakar dẫn đầu đã tìm cách đến Niger gặp Tổng thống Bazoum và người đứng đầu chính quyền quân sự, Tướng Abdourahamane Tiani, nhưng không thực hiện được việc này.

Một nguồn tin thân cận với phái đoàn mới cho biết họ sẽ gửi "một thông điệp kiên quyết" tới các sĩ quan quân đội và gặp Tổng thống Bazoum.

Trong tuần này, các chỉ huy quốc phòng của ECOWAS đã gặp nhau tại thủ đô Accra của Ghana để điều chỉnh chi tiết kế hoạch can thiệp quân sự có thể áp dụng nhằm khôi phục quyền lực của Tổng thống Bazoum nếu các cuộc đàm phán với chính quyền quân sự ở Niger thất bại. Phát biểu sau cuộc họp ngày 18/8, ủy viên phụ trách các vấn đề chính trị và an ninh của ECOWAS, ông Abdel-Fatau Musah, cho biết: "Chúng tôi sẵn sàng hành động bất cứ khi nào có lệnh".

Lực lượng ECOWAS đã can thiệp vào các trường hợp khẩn cấp khác kể từ năm 1990, bao gồm các cuộc nội chiến ở Liberia và Sierra Leone.

Trong một diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết tân Đại sứ Mỹ tại Niger, bà Kathleen Fitzgibbons đã đến thủ đô Niamey. Người phát ngôn của bộ trên, ông Matthew Miller nêu rõ việc bà Fitzgibbons đến Niger "không phản ánh sự thay đổi lập trường chính sách của chúng tôi, song thể hiện cần có sự lãnh đạo cấp cao đối với phái bộ của chúng tôi vào một thời điểm đầy thách thức".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Truyền thông nhận định ông Donald Trump sẽ tiếp tục tranh cử sau khi bị kết tội
09:21:05 31/05/2024
Các quốc gia áp đặt quy định nào với xe đưa đón để đảm bảo an toàn cho học sinh?
10:36:13 31/05/2024
Hướng đi tiếp theo của ông Trump sau khi bị kết tội hình sự
13:21:36 31/05/2024
Lực lượng Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ ở Biển Đỏ
19:15:05 31/05/2024
Vaccine ung thư chính thức được thử nghiệm tại Anh
07:20:17 01/06/2024
Yếu tố cản trở ngành công nghiệp quân sự Israel thu lợi nhuận khổng lồ trong xung đột Gaza
06:04:59 01/06/2024
Mỹ: Phê duyệt vaccine ngừa RSV của Moderna cho người cao t.uổi
15:20:54 01/06/2024
S&P hạ bậc xếp hạng tín nhiệm đối với Pháp
15:50:25 01/06/2024

Tin đang nóng

Mỹ nam xứng danh đỉnh cao nhan sắc Cbiz, gần 50 t.uổi vẫn đẹp và đầy khí chất
06:07:49 02/06/2024
Son Ye Jin khoe loạt khoảnh khắc cười hết cỡ dưới ống kính của ông xã, netizen lập tức dành lời khen này cho Hyun Bin
06:14:59 02/06/2024
Á hậu thảm nhất showbiz: Đăng quang 3 ngày đã phải bỏ trốn, không dám xuất hiện
06:33:22 02/06/2024
Mỹ nam cổ trang khoe nhan sắc đẹp vô thực, netizen nức nở "đúng là thần tiên hạ phàm"
05:52:25 02/06/2024
Bắt nhóm buôn bán phế liệu ở Đắk Lắk trộm 50 bình ắc quy trong nghĩa trang
05:29:30 02/06/2024
Mỹ nhân "cởi hết" ở phim điện ảnh đầu tay gây sốt, sau 10 năm thành minh tinh hàng đầu
06:11:37 02/06/2024
Quỳnh Lương giữ dáng 'mình hạc xương mai' bao năm nhờ 1 kiểu ăn uống, 1 môn thể thao nhiều người chuộng dịp hè
05:58:38 02/06/2024
Xemesis là ai? Tiểu sử nam streamer giàu nhất Việt Nam
06:54:50 02/06/2024

Tin mới nhất

Lực lượng Hezbollah tiến hành loạt tấn công nhằm quân đội Israel

20:32:08 01/06/2024
Lực lượng Hezbollah tại Liban tuyên bố đã tiến hành nhiều vụ tấn công nhằm vào một số vị trí của quân đội Israel ngày 1/6 sau khi Israel tăng cường các cuộc không kích vào đêm trước đó.

Ấn Độ rút về 100 tấn vàng được lưu trữ ở Anh

20:26:54 01/06/2024
Điều này được thực hiện vì lý do kho vận cũng như sự đa dạng của việc lưu trữ. Ở trong nước, Ấn Độ cất giữ vàng trong các tầng hầm đặt dưới tòa nhà văn phòng cũ của RBI trên đường Mint của Mumbai và ở Nagpur, bang Maharashtra.

Nhóm huấn luyện viên quân sự Pháp đầu tiên sẵn sàng sang Ukraine

20:24:08 01/06/2024
Moskva cảnh báo bất kỳ khoản viện trợ quân sự bổ sung nào cho Kiev sẽ dẫn tới sự leo thang nghiêm trọng. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/5 cho biết binh sĩ phương Tây đã hoạt động ở Ukraine từ lâu.

Nhiều hãng vận tải cân nhắc sử dụng tuyến đường Biển Bắc

20:22:12 01/06/2024
Tuyến đường Biển Bắc của Nga dài 5.600 km, chạy từ Murmansk đến Vladivostok dọc theo bờ biển Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương của Nga.

Người đàn ông 35 t.uổi bị gãy xương cứng nhất cơ thể trong một cơn ho dữ dội

19:52:18 01/06/2024
Xương đùi được coi là xương cứng nhất trong cơ thể con người, nhưng một người đàn ông 35 t.uổi ở Trung Quốc đã bị gãy xương này chỉ do một cơn ho dữ dội.

Cơn sốt công nghệ AI giúp ngành bán dẫn tăng trưởng

18:13:43 01/06/2024
Trong bối cảnh cơn sốt công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang bùng nổ, lượng tồn kho chất bán dẫn của Hàn Quốc đã ghi nhận mức giảm lớn nhất trong 10 năm.

Đường dài hay sức ngựa

18:11:56 01/06/2024
Cuộc tổng tuyển cử lớn nhất thế giới ở Ấn Độ đã kết thúc sau khi trải qua 44 ngày cạnh tranh đầy kịch tính và vào những thời điểm đất nước chứng kiến nhiệt độ ở vùng thủ đô Delhi tăng cao kỷ lục trong hơn 100 năm.

Nga phóng 100 tên lửa và UAV trong cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine

17:56:32 01/06/2024
Tại tỉnh Vinnytsia, Thống đốc Serhii Borzov thông báo vào khoảng 4 giờ sáng giờ địa phương, các mảnh vỡ từ thiết bị bay không người lái của Nga b.ị b.ắn rơi đã gây ra hỏa hoạn tại một cơ sở hạ tầng quan trọng.

Người nghèo Ấn Độ vật vã trong cái nóng gần 50 độ C và khan hiếm nước

17:16:35 01/06/2024
Khi nhiệt độ cao kỷ lục bao trùm miền Bắc Ấn Độ, chính quyền thủ đô New Delhi đã buộc phải phân phối lượng nước miễn phí này. Trước đây, khu vực nơi Poonam sống nhận được 2-3 chuyến xe bồn chở nước mỗi ngày. Bây giờ chỉ có một chuyến.

Kết quả bầu cử sơ bộ tại Nam Phi: ANC không còn chiếm đa số trong Quốc hội

17:10:48 01/06/2024
Kết quả cuối cùng cuộc bầu cử dự kiến sẽ được thông báo vào ngày 2/6 sau khi IEC hoàn tất việc kiểm phiếu và tính toán số lượng ghế trong Quốc hội và cơ quan lập pháp tỉnh dựa trên tỉ lệ bầu chọn của cử tri.

Máy bay chiến đấu Israel tấn công miền Nam Liban trong đêm

16:42:24 01/06/2024
Quân đội Israel cho biết các máy bay chiến đấu nước này đã tấn công các mục tiêu ở miền Nnam Liban trong đêm, phá hủy những tài sản quan trọng và cơ sở hạ tầng của phong trào vũ trang Hezbollah.

EU không có bằng chứng Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Nga

16:41:54 01/06/2024
Trước đó, Trung Quốc đã lưu ý rằng việc Mỹ đổ lỗi cho việc châm ngòi cuộc xung đột Ukraine sẽ không giải quyết được cuộc khủng hoảng hiện tại.

Có thể bạn quan tâm

Loại lá rất sẵn ở Việt Nam, đem phơi khô lại thành dược liệu quý

Sức khỏe

08:10:44 02/06/2024
Ổi là loại cây ăn quả rất phổ biến ở Việt Nam, thường chỉ được trồng lấy quả. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng lá ổi khi phơi khô cũng đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe.

Code Huyết Ảnh Song Sinh mới nhất và cách nhập

Mọt game

08:07:22 02/06/2024
Huyết Ảnh Song Sinh là tựa game mobile thuộc thể loại MMORPG được phát hành bởi Travellet VN. Game sở hữu nền đồ họa 3D tập trung vào chi tiết và các hiệu ứng chuyển động mượt mà.

Cách làm món gà xào sả ớt thơm ngon đậm đà

Ẩm thực

07:04:50 02/06/2024
Gà xào sả ớt là món ăn vô cùng hấp dẫn bởi hương vị đậm đà, cay nồng. Món ăn này chế biến đơn giản, nhanh gọn, phù hợp cho những ngày bận rộn.

Cách đuổi côn trùng ra khỏi xe khi đang lái

Sáng tạo

07:01:45 02/06/2024
Nếu tài xế đóng cửa không kín thì rất dễ xuất hiện côn trùng trong xe, việc xua đuổi chúng cũng cần đảm bảo an toàn trong khi lái.

Mẫu quần vải nhẹ mát, tươi mới nàng nên sắm ngày hè

Thời trang

07:01:03 02/06/2024
Nếu các cô gái đang muốn tìm một mẫu quần vải mỏng nhẹ, thoáng mát để diện trong mùa hè thì đừng quên sắm ngay 1 chiếc quần kaki cotton.

Selena Gomez chưa có ý định lưu diễn trở lại

Nhạc quốc tế

06:58:12 02/06/2024
Trong buổi phỏng vấn với Time, Selena Gomez đã tiết lộ suy nghĩ của mình về sự nghiệp âm nhạc. Trong đó, dù rất muốn gặp gỡ người hâm mộ nhưng nữ ca sĩ vẫn chưa có ý định trở lại lưu diễn trong thời gian tới.

T.iền đạo Đinh Thanh Bình lên tuyển giờ chót

Sao thể thao

06:49:53 02/06/2024
Đội tuyển Việt Nam đã chính thức hội quân hôm 1-6 và có buổi tập luyện đầu tiên tại Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam (TP Hà Nội).

Lệ Quyên khoe cận "eo con kiến", nghe số đo vòng 2 mà dân mạng "ngã ngửa"

Sao việt

06:36:50 02/06/2024
Số đo vòng eo của Lệ Quyên khiến netizen không khỏi bất ngờ. Nhiều người còn trầm trồ trước phong độ sắc vóc ở độ t.uổi U45 của nữ ca sĩ.

Ca sĩ Đức Xuân được cấp tác quyền nhiều tác phẩm âm nhạc

Nhạc việt

06:31:24 02/06/2024
Cục Bản quyền tác giả, thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã cấp quyền tác phẩm âm nhạc cho tác giả Phạm Thị Đức Xuân (nghệ danh Đức Xuân) với nhiều tác phẩm âm nhạc do chính cô sáng tác.

4 loại kem chống nắng cần có để bảo vệ da, ngừa lão hóa hiệu quả

Làm đẹp

06:01:45 02/06/2024
Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV từ ánh nắng mặt trời ngày càng trở nên quan trọng.

Phần 2 phim mới của Lee Min Ho ấn định ngày lên sóng nhưng không ai biết!

Phim châu á

05:51:41 02/06/2024
Pachinko, bộ phim truyền hình ăn khách với sự góp mặt của Lee Min Ho, lẳng lặng ấn định ngày lên sóng phần 2 được mong chờ từ lâu.