Nghĩ về nghề “đưa đò thầm lặng”

Theo dõi VGT trên

Tôi vẫn còn nhớ như in câu nói của cô giáo chủ nhiệm dạy tôi lớp 12 về nghề sư phạm, là nghề của “những người đưa đò thầm lặng”, gian nan, vất vả nhưng cũng rất đáng tự hào, vì sau mỗi chuyến đưa đò ấy, học trò của mình trưởng thành.

“Người đưa đò” khi đất nước gian khó

Vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập, tôi trở về thăm lại ngôi trường cũ mang tên danh nhân Nguyễn Gia Thiều, nơi mà hơn 60 năm trước, vào những năm 1957 – 1963 đương kim Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có 6 năm liền gắn bó học tập và rèn luyện.

Nghĩ về nghề đưa đò thầm lặng - Hình 1

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và người thầy của mình.

Trong bầu không khí vô cùng xúc động khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng kể lại những kỷ niệm không thể nào quên khi đang là học sinh lớp 9B, 10B do thầy giáo Lê Đức Giảng làm chủ nhiệm, Tổng Bí thư vui mừng khi trong buổi lễ kỷ niệm này, thầy Giảng của ông cũng có mặt, mặc dù thầy đã trên 90 t.uổi.

Trên cương vị cao nhất của Đảng và Nhà nước, nhưng khi trở lại ngôi trường xưa, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không quên nhắc lại tên của những người thầy, người cô đã dạy dỗ mình, yêu thương quý mến mình, đặc biệt Tổng Bí thư, Chủ tịch nước còn nhắc lại cả tên của những người bạn thân thiết với mình, đến nay không còn nữa, người bạn thân đó của ông đã ngã xuống cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất Đất nước.

Trên đất nước này không chỉ có riêng trường THPT Nguyễn Gia Thiều, mà rất nhiều ngôi trường khác có những lãnh đạo cao nhất đã được dạy dỗ, học tập, rèn luyện và trưởng thành, sau này gánh vác những trọng trách quan trọng. Những thầy, cô giáo đó thật tự hào vì học sinh của mình đã trở thành những nguyên thủ quốc gia, những anh hùng, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ… đem lại niềm tự hào, rạng danh cho Tổ quốc.

Sự nghiệp của “những người đưa đò” là dành hết tâm huyết, t.uổi trẻ, sức lực và trí tuệ của mình để trở những con thuyền tri thức, cập bến tương lai, trở những thế hệ học trò được dạy dỗ, để trưởng thành cả về nhân cách, trí tuệ, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Sự nghiệp của “những người đưa đò” trước kia trong gian khó, khi cả dân tộc “cùng nhau ra trận”, các thế hệ học trò được các thầy, cô dạy dỗ, hun đúc lên tinh thần yêu quê hương, đất nước nối bước tiếp nhau ra chiến trường, chiến đấu giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Những thế hệ của “những người đưa đò” khi xưa yêu thương học trò như yêu thương chính con đẻ của mình, nhường cơm sẻ áo, lo cho học trò từng bữa ăn, giấc ngủ. Như thầy giáo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, bảo trò ở lại ngủ cùng thầy vì nhà quá xa, trong đêm đông giá rét, hai thầy trò cùng đắp chung một tấm chăn mỏng, lạnh quá nên cả hai thức cho đến sáng.

Nghĩ về nghề đưa đò thầm lặng - Hình 2

Tác giả và cô giáo chủ nhiệm năm xưa.

Như cô giáo của tôi, có chồng làm trong lực lượng công an, thường xuyên đi công tác, mọi việc chăm sóc, nuôi dạy con cái đều do cô giáo của tôi làm cả, ấy vậy mà cô vẫn dành thời gian cho chúng tôi, dạy bảo chúng tôi, mỗi lần lên lớp là một lần cô khuyên nhủ và mong muốn cho chúng tôi trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội. Sự nghiệp của “những người đưa đò” khi xưa là thế.

Đến “Người đưa đò” ngày nay “cõng chữ lên non”

Tôi đã được đọc về cô giáo Trần Thị Thu Trang với hành trình gắn bó công tác “gieo chữ” lên miền núi của cô, nay đã bước sang năm thứ mười tại xã Bó Mười, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, nơi cô Trang dạy học, thuộc vùng sâu xa nhất huyện lị và là nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Thái. Học sinh Trường Tiểu học Bó Mười B đều là người dân tộc Thái có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Đối với giáo viên cắm bản vùng cao, công việc lo lắng nhiều nhất là vận động học sinh tới trường. “Dù có những lớp học ngay tại bản, nhưng muốn học sinh đến lớp thì giáo viên vẫn phải đến nhà để thuyết phục bà con. Thế nên, dù là dạy tại điểm trường hay lớp trong bản thì công tác vận động đồng bào đi học là vất vả nhất”, cô Trang chia sẻ.

Video đang HOT

Nghĩ về nghề đưa đò thầm lặng - Hình 3

Con đường đến trường của cô giáo vùng cao.

Thời gian vận động học sinh đi học nhiều nhất, bận rộn nhất là cách một tháng trước ngày tựu trường. Đây cũng là thời điểm thường có những cơn mưa lũ “ghé thăm” bản làng. “Đường đi vào bản vất vả lắm, ngày nắng thì trơ sỏi đá, ngày mưa thì bùn quấn bánh xe không đi nổi. Trực tiếp đi vào bản mới thấy thương học sinh phải vượt qua những chặng đường ấy tới trường.

Mình đi vào bản vận động vài ba bận còn thấy cực, nghĩ đến cảnh đây là con đường các em đi học hàng ngày, không thể không xót xa”, cô Trang tâm sự.

Nhiều lúc đến nhà mình phải cam kết với phụ huynh cho con đi học, đảm bảo con không bị bỏ đói, con học được chữ, con biết đọc, biết viết. Mình xem các em học sinh như con đẻ thì không lý gì những đ.ứa t.rẻ không tin tưởng mình như một người mẹ thứ hai, cô Trang kể lại.

Đến nay, công việc “cõng chữ lên non” của cô giáo Trang đã bước sang năm thứ mười. “chỉ cần những điểm trường ở bản như Bó Mười luôn đủ sĩ số, đầy ắp tiếng cười đối với giáo viên như mình bõ công đ.ánh đổi” đó là suy nghĩ của cô Trang.

Hay như chuyện của cô giáo trẻ Vi Thị Lệ gắn bó với nghề giáo ưa thích từ tấm bé của mình, với những học trò nhỏ mà cô hết mực yêu thương ở vùng núi cao miền Tây xứ Nghệ quê hương. Năm 2018, Lệ ra trường và xin được làm giáo viên cắm bản tại Trường Tiểu học Nậm Cắn (Kỳ Sơn). Năm học này là năm thứ ba cô giáo trẻ Vi Thị Lệ gắn bó với ngôi trường này.

Nghĩ về nghề đưa đò thầm lặng - Hình 4

Cô giáo trẻ Vi Thị Lệ với học sinh.

“Em yêu nghề giáo từ nhỏ và quyết tâm đeo đuổi với nghề. Nhưng thật sự, có những vất vả ngoài sức tưởng tượng, đó là những khó khăn về thời tiết mưa nắng thất thường, đường xá đi lại vùng cao thường xuyên sạt lở đất, đá vùi lấp, trơn trượt. Điều kiện sống lại kham khổ, không điện, không nước, không chợ; về hoạt động dạy và học cũng vậy, khi người dân vùng cao chưa quan tâm đến nhiều việc học của con em… Song “nhọc nhằn” nhất vẫn là đồng lương không giúp bọn em đủ sống với nghề. Bản thân em vào những ngày nghỉ vẫn “tập tành” kinh doanh bán hàng online. Mua hàng dưới xuôi bán cho bà con trên này và ngược lại”, cô giáo Lệ chia sẻ.

Còn rất nhiều cô giáo, thầy giáo khác vẫn đang miệt mài với công việc của “những người đưa đò” trên khắp mọi miền của đất nước, họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, trong sinh hoạt hang ngày, mặc dù Đảng và Nhà nước đã có những chế độ đãi ngộ cho các thầy, cô giáo này những cũng chẳng thấm tháp vào đâu.

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến các thầy cô giáo

Từ ngày 01/7/2020, Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành với nhiều quy định đáng chú ý, trong đó có đề cập đến nhiều chính sách đãi ngộ nhằm nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho đội ngũ nhà giáo, giáo viên. Đội ngũ giáo viên và người làm công tác giáo dục kỳ vọng với những quy định của Luật, sự nỗ lực của Bộ chủ quản và sự quan tâm của toàn xã hội, việc thực hiện chính sách đãi ngộ sẽ có tác động tích cực đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta.

Mới đây, tại Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 11/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cụ thể, Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chức năng rà soát, hoàn thiện và thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với giáo viên và sinh viên các trường sư phạm, nhất là chế độ t.iền lương nhằm tạo động lực cho giáo viên yên tâm công tác, thu hút học sinh giỏi vào ngành sư phạm.

Đồng thời, thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, Nhà nước về tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức trong ngành Giáo dục.

Song song với đó, rà soát, sắp xếp và bố trí đủ số lượng giáo viên, giảng viên bảo đảm quy định về khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục, quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên đối với các cấp học.

Ưu tiên bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cấp, giảng viên sư phạm chủ chốt để thực hiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới.

Ngoài ra, cần thiết rà soát mạng lưới trường, lớp, tăng cường đầu tư, phát triển nhanh trường, cụm lớp; bảo đảm đủ trường, lớp cho học sinh học 2 buổi/ngày nhất là ở vùng khó khăn, trước hết tập trung cho giáo dục mầm non và tiểu học…

Rất nhiều những chính sách được Đảng và Nhà nước ban hành để động viên, khuyến khích và tuyên dương những công lao và thành tích của các thế hệ thầy giáo, cô giáo trên khắp mọi miền của Tổ quốc, những chính sách này thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp “trồng người” coi “hiền tài là nguyên khí của Quốc gia”.

Một quốc gia muốn phát triển nhất định phải có một nền giáo dục phát triển, ở đó tài năng của đất nước sẽ được bộc lộ, thể hiện và được đào tạo để trở thành những công dân, nhà khoa học, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Muốn vậy phải có đội ngũ những “người đưa đò” tâm huyết và có trách nhiệm với nền giáo dục nước nhà. Mong sao những “người đưa đò” sẽ phát huy truyền thống và tiếp bước các thế hệ thầy giáo, cô giáo đi trước để chung tay xây dựng Đất nước ta ngày càng giàu mạnh.

Cô giáo chủ nhiệm và câu chuyện về “Xương rồng không gai”

Cuộc thi "Thầy cô trong mắt em" do Công đoàn Giáo dục Việt Nam vừa trao giải đặc biệt cho tác phẩm "Xương rồng không gai" của tập thể lớp 11A1, Trường THPT Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

Cô giáo chủ nhiệm và câu chuyện về Xương rồng không gai - Hình 1


Thứ trưởng Ngô Thị Minh và Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Vũ Minh Đức trao giải Đặc biệt cho nhóm tác giả tập thể lớp 11A1 Trường THPT Vĩnh Xuân, Vĩnh Long. (Nguồn: moet.gov.vn)

Cuộc thi "Thầy cô trong mắt em" do Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức vừa trao giải đặc biệt cho tác phẩm "Xương rồng không gai" của tập thể lớp 11A1, Trường Trung học Phổ thông Vĩnh Xuân, xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

Câu chuyện cảm động về tình cảm thầy trò đã được chính các học sinh tái hiện lại, thông qua những hình ảnh rất chân thật. Sự yêu thương, cảm thông và sẻ chia của cô giáo chủ nhiệm Bùi Lê Xuân Trang cùng tập thể lớp đã cảm hóa để một học sinh từng được xem là cá biệt, vượt qua tự ti, trở nên hòa đồng với các bạn.

Không chỉ lắng nghe và chia sẻ với những khó khăn của học sinh, cô Bùi Lê Xuân Trang còn luôn quan tâm tạo mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong lớp. Sự nhiệt tình của cô chính là chìa khóa gắn kết, giúp các học sinh bỏ qua hiểu lầm để cùng nhau học tập tốt và có những khoảng thời gian ý nghĩa trên ghế nhà trường.

Câu chuyện về "Xương rồng không gai"

"Tôi tên Nguyễn Thái Quyên, là học sinh lớp 11A1. Không biết từ khi nào tôi trở nên cô độc, cá biệt. Giờ tôi chỉ ước cô giáo chủ nhiệm biết lắng nghe và thấu hiểu, nếu không thì đừng đến ngày thứ Bảy, đừng có tiết sinh hoạt chủ nhiệm." Đó là tâm sự của một học sinh được bạn bè cho là cá biệt, từng được gọi với cái tên là "Xương rồng" và cũng là nhân vật chính trong câu chuyện "Xương rồng không gai."

Cô Bùi Lê Xuân Trang, giáo viên chủ nhiệm lớp 11A1 cho biết Thái Quyên là một trường hợp khá đặc biệt. Quyên thích hớt tóc cao, từng xin cô không mặc áo dài đi học, xin không chào cờ mỗi thứ Hai. Quyên hay đi học trễ, không hòa nhập với các bạn, không phát biểu hay tham gia phong trào gì. Các bạn khá khó chịu khi lớp liên tục bị trừ điểm và không thể có thứ hạng cao chỉ bởi những lỗi vi phạm của Quyên. Một số bạn nghĩ rằng, chờ tiết sinh hoạt lớp, cô chủ nhiệm sẽ phạt những lỗi vi phạm ấy để bạn thay đổi.

Thế nhưng, cô Xuân Trang đã làm một việc khiến cả lớp ngỡ ngàng. Ngay đúng vào tiết sinh hoạt lớp mà các bạn cứ nghĩ rằng Thái Quyên sẽ bị phạt, cô cho bạn về trước với lý do: Chiều bạn Lượng phải ôn thi học sinh giỏi mà bạn Thái Quyên đi nhờ xe bạn Lượng nên cô cho bạn về trước với bạn Lượng.

Em Nguyễn Thị Ngọc Hằng, học sinh lớp 11A1 chia sẻ, ngay trong tiết sinh hoạt ấy, cô đã kể cho cả lớp nghe về hoàn cảnh của bạn Thái Quyên. Cô kể từ khi học cấp 2, ba mẹ bạn hay cãi nhau. Năm bạn học lớp 10, ba mẹ ly hôn. Một mình mẹ bạn dẫn theo 4 đứa con về ngoại cất một căn nhà nhỏ để ở tạm. Bạn là chị lớn, còn ba em nhỏ chỉ học mẫu giáo nên phải gánh vác chuyện gia đình phụ mẹ. Mẹ còn có ý định cho bạn nghỉ học để giữ em.

Do hiếu học, bạn vẫn đến lớp nhưng thường xuyên đi trễ vì phải giữ em buổi sáng cho mẹ đi chợ. Ngọc Hằng nói: "Câu chuyện của cô khiến cả lớp phải lặng im suy nghĩ. Cô bảo, nhà khó khăn, "Xương rồng" phải gánh vác gia đình phụ mẹ nên bạn trở nên cứng cỏi, gai góc. Nếu các em có hoàn cảnh như bạn, các em có được như bạn không? Xương rồng sống ở vùng đất khô cằn, theo quy luật sinh tồn, lá phải biến thành gai để bảo vệ mình trước cái nắng gay gắt của mặt trời, nhưng sống ở đất màu mỡ gai lại biến thành lá, đó là xương rồng không gai.

Vậy các em thích loại xương rồng nào? Cô tin rằng với mảnh đất giàu tình cảm của lớp mình, bạn ấy sẽ là xương rồng không gai và ngày nào đó sẽ nở hoa rất đẹp. Với câu chuyện ấy, cô đã giúp lớp hiểu hoàn cảnh ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của bạn, thông cảm, nể phục bạn hơn thay vì "sân si" như trước."

Kể từ thời điểm đó, các học sinh của lớp 11A1 dần đặt mình vào vị trí của Thái Quyên, chấp nhận sự khác biệt của bạn. Các em cùng cô đến tận nhà tìm hiểu hoàn cảnh để có sự cảm thông và chia sẻ. Lớp đề xuất hỗ trợ mua giống rau hoặc mua con gì dễ chăm sóc để bạn có thêm thu nhập mà không ảnh hưởng đến việc học. Thế là cả lớp thống nhất hỗ trợ Thái Quyên lồng nuôi chim cút, 100 con chim cút giống, thức ăn, dụng cụ cho ăn...

Sau ngày đó, các bạn ngày càng gần gũi, giúp Thái Quyên vượt qua mặc cảm. Tình bạn chân thành cùng sự quan tâm, sẻ chia của cô giáo đã giúp cô bé có biệt danh "Xương rồng" mở lòng với các bạn cùng lớp, không tự ti như trước.

Cô Bùi Lê Xuân Trang nhận xét, có những lúc tiếp xúc, cô cũng không biết được em vui hay buồn vì khá khép kín. Về việc học, từ năm lớp 10, em đã có dấu hiệu chậm hơn so với các bạn trong lớp. Tuy nhiên mấy tháng nay, khi cả lớp hiểu nhau, Quyên đã có nhiều tiến bộ. Thái Quyên dần giao lưu, hòa đồng với các bạn, tích cực phát biểu và mạnh dạn giơ tay xung phong tham gia các hoạt động tập thể của lớp.

Em Nguyễn Thái Quyên chia sẻ, giờ đây em có các bạn đồng hành cùng chia sẻ những niềm vui, khó khăn trong việc học cũng như cuộc sống. Đây là động lực để em nỗ lực học tập, dần đạt được những thành tích như gia đình, thầy cô và bản thân từng mong đợi.

Nhịp cầu gắn kết học sinh

Hành trình cảm hóa cô học trò "Xương rồng" của cô Bùi Lê Xuân Trang có sự đồng hành và hỗ trợ rất lớn của tập thể lớp 11A1. Cô Xuân Trang chia sẻ, ngay tuần sinh hoạt đầu năm, cô đã cho học sinh viết sơ yếu lý lịch để hiểu rõ từng hoàn cảnh.

Xác định Thái Quyên đang gặp khó cả về vật chất lẫn tinh thần nên cô nhiều lần tiếp cận, đến tận nhà, gặp gỡ hàng xóm để hiểu rõ hơn hoàn cảnh gia đình. Khi biết em là học sinh giỏi suốt những năm Trung học Cơ sở nhưng vì những tác động do hoàn cảnh gia đình, từ năm lớp 10, việc học sa sút, ngay cả việc giao tiếp với bạn bè cũng khó khăn, cô đã thường xuyên quan tâm, động viên Thái Quyên. Bằng câu chuyện của mình, cô đã giúp cả lớp lắng nghe và chia sẻ với Thái Quyên, dần hàn gắn mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp.

Cô giáo chủ nhiệm và câu chuyện về Xương rồng không gai - Hình 2


Cô Bùi Lê Xuân Trang, giáo viên chủ nhiệm lớp 11A1. (Nguồn: thvl.vn)

Em Nguyễn Thị Diễm Huỳnh, học sinh lớp 11A1, cho biết: "Bạn gai góc, cộc cằn, ít giao tiếp nên rất khó để làm quen. Những lúc hỏi thăm mà bạn làm thinh, cả lớp ai cũng khó chịu. Nhưng nhờ cô, giờ các bạn hiểu nhau, Thái Quyên đã cởi mở hơn nhiều. Chúng em có những buổi học và sinh hoạt cùng nhau rất vui vẻ."

Từ câu chuyện có thật ấy, tập thể 11A1 đã cùng nhau tái hiện lại thành một tác phẩm để tham gia cuộc thi "Thầy cô trong mắt em." Các bạn phân công những công việc cụ thể và hỗ trợ nhau để hoàn thành tác phẩm dự thi. Thành quả sự kết hợp đầu tiên của lớp là giải Đặc biệt trong cuộc thi.

Kết quả này là niềm tự hào, hạnh phúc của cả thầy và trò lớp 11A1. Đó là sản phẩm của tập thể, của sự gắn kết và yêu thương. Một điều đáng quý hơn là các bạn đã dành một phần trong số t.iền thưởng có được để mua bảo hiểm y tế, đóng 50% học phí còn lại của năm học cho Thái Quyên.

Dù mới chủ nhiệm lớp đến nay được hơn 2 tháng nhưng với lớp 11A1, cô Bùi Lê Xuân Trang như một người mẹ hiền, rất tâm lý, luôn lắng nghe và chăm lo cho học sinh. Cô đã trở thành nhịp cầu gắn kết các bạn thành một khối thống nhất, cùng nhau học tập và tham gia các phong trào. Cô luôn có mặt trong các hoạt động của lớp.

Bên cạnh việc giúp học tốt, cô còn tạo điều kiện để các học sinh được sinh hoạt, trải nghiệm, qua đó nắm bắt tâm lý học sinh để có những hoạt động phù hợp. Cô thường xuyên chia nhóm, đổi chỗ ngồi để các bạn trong lớp có dịp gần gũi, làm việc nhóm và hiểu nhau hơn, từ đó giải quyết những mâu thuẫn, tạo được sự đoàn kết trong tập thể lớp.

Em Nguyễn Thị Diễm Huỳnh nói: "Cô chủ nhiệm không chỉ hiểu rõ hoàn cảnh mà còn biết cá tính, khả năng từng bạn để động viên bạn phát huy. Cô vừa tạo cho chúng em hứng thú học tập vừa khơi dậy tinh thần đam mê phong trào. Đặc biệt, chúng em trưởng thành hơn, biết yêu thương và san sẻ nhiều hơn qua những câu chuyện đầy ý nghĩa của cô."

Cô Xuân Trang chia sẻ điều thành công nhất trong hơn 2 tháng gắn bó là đã gắn kết cả lớp lại với nhau. Xuất phát điểm có nhiều hiểu lầm nhưng các học sinh đã vượt qua được để hiểu nhau, đoàn kết cùng nhau trong nhiều hoạt động. Nếu như lớp 10, thành tích phong trào của lớp còn hạn chế, năm học này đã có những khởi sắc khi lớp đoạt giải ở các cuộc thi như làm đèn lồng, thầy cô trong mắt em, viết về kỷ niệm mái trường...

Hơn 30 học trò với những cá tính rất riêng nhưng nay đã biết phối hợp với nhau cùng học tập, vui chơi, phát huy sở trường từng cá nhân để giúp lớp giành được những thành tích đáng khích lệ./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xoài Non hé lộ Xemesis gia trưởng, ấm ức vì bị coi thường khi làm dâu hào môn
07:21:29 01/06/2024
Tang lễ Đức Tiến: 1 mỹ nhân hoá điên đến viếng, hành động khiến ai nấy đều sốc
07:00:27 01/06/2024
Hotgirl Việt chia tay tỷ phú Mỹ U80 rồi quay lại, bị tác động nên vội về nước?
10:16:04 01/06/2024
Hương Giang cho 2 mỹ nhân chuyển giới đấu nhau, "1 mất 1 còn", lộ vé thi quốc tế
09:14:00 01/06/2024
Chuyện gì đang xảy ra với Xoài Non và Xemesis?
07:01:44 01/06/2024
Du Thiên bị tai nạn nghiêm trọng, bất tỉnh nhập viện cấp cứu, CĐM "xanh mặt"
10:24:15 01/06/2024
Sao nữ 48 t.uổi đẹp lấn át đàn em trong mọi khung hình
08:27:37 01/06/2024
Hóng drama giữa 2 hot TikToker liên quan đến bạn trai Việt kiều
06:52:59 01/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

3 mẹo đơn giản giúp Yoona SNDS sở hữu vẻ ngoài trẻ mãi không già

Làm đẹp

12:40:57 01/06/2024
Mỹ nhân sinh năm 1990 dùng sữa tươi để rửa mặt, chườm khăn ấm để làm dịu da và đắp mặt nạ thường xuyên để cấp ẩm, chống lão hóa.

Hầu hết người Việt đều đang lãng phí 'một vị thuốc quý' khi ăn vải

Sức khỏe

12:40:01 01/06/2024
Hàm lượng polyphenol cao có trong hạt vải thiều có thể góp phần cải thiện độ đàn hồi, thúc đẩy quá hydrat hóa (quá trình bổ sung độ ẩm) cho làn da, đồng thời làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn.

Diễm My 9x và Huyền Lizzie bất ngờ đụng mặt giữa nghi vấn nghỉ chơi, thái độ ra sao?

Sao việt

12:39:22 01/06/2024
Vừa qua, Diễm My 9x lộ diện tại một sự kiện thời trang và bất ngờ đụng mặt với Huyền Lizzie. Màn hội ngộ này được dân mạng chú ý bởi lẽ trước đó, cả hai vướng nghi vấn r.ạn n.ứt sau nhiều năm chơi chung.

Dù giường lớn hay nhỏ cũng đừng đặt 6 thứ này ở đầu giường, đây không phải mê tín

Sáng tạo

12:37:50 01/06/2024
Đó không phải mê tín, bởi nếu đặt những thứ này đầu giường có thể sẽ khiến bạn ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Chi Pu là nữ nghệ sĩ Việt duy nhất có 6 MV đạt Top 1 Trending YouTube

Nhạc việt

12:36:34 01/06/2024
Sau 5 ngày ra mắt, MV Finding You của Chi Pu đã đạt #1 Trending YouTube, góp phần giúp Chi Pu lập kỉ lục mới cho sự nghiệp âm nhạc của mình.

Bộ phim khiến cả showbiz kinh sợ

Phim âu mỹ

12:32:58 01/06/2024
Tạp chí Variety gọi đây là bộ phim khiến cả Hollywood kinh sợ. Sau 2 tuần ra mắt ở Pháp, không có nhà phát hành nào tại Mỹ dám mua lại quyền phân phối của tác phẩm.

Plastique Tiara: Drag queen gốc Việt, được ví như búp bê sống, giả gái siêu đỉnh

Netizen

12:07:53 01/06/2024
Plastique Tiara là một trong những nghệ sĩ drag queen nổi tiếng bậc nhất tại Mỹ, sở hữu nhan sắc chuẩn hot boy nhưng khi giả gái anh chàng 9x này lại hoá thân siêu đỉnh, thậm chí drag queen gốc Việt này còn được nhận xét là búp bê sống.

Madonna bị kiện vì đưa nội dung nhạy cảm vào liveshow

Nhạc quốc tế

11:58:49 01/06/2024
Người hâm mộ cho rằng The Celebration Tour của Madonna không cảnh báo trước về việc mang đến hàng loạt những hình ảnh t.ình d.ục nhạy cảm.

Nắng nóng ở Ấn Độ khiến trên người t.hiệt m.ạng

Thế giới

11:47:05 01/06/2024
Ấn Độ thường xuyên trải qua thời tiết khắc nghiệt vào mùa Hè. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết biến đổi khí hậu do con người gây ra đang khiến nắng nóng kéo dài, thường xuyên và dữ dội hơn, cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Việt Nam được bình chọn là 10 quốc gia tốt nhất cho người nước ngoài sinh sống

Du lịch

11:42:55 01/06/2024
Tạp chí du lịch Condé Nast Traveler vừa mới công bố danh sách 10 quốc gia tốt nhất cho người nước ngoài sinh sống năm 2020.

Tân Hoa hậu bị vương miện khổng lồ "nuốt chửng", khoảnh khắc đăng quang có 1-0-2

Sao châu á

11:41:37 01/06/2024
Khoảnh khắc đăng quang khiến Tân Hoa hậu phải xịt keo vì bị lọt thỏm trong chiếc vương miện khổng lồ. Đoạn clip nhanh chóng được các fan sắc đẹp truyền tay nhau trên các diễn đàn.